Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Giá cà phê hôm nay (29/02/2016)

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,393Trừ lùi: -10
Giá cà phêĐắk Lăk30,200+300
Lâm Đồng29,600+300
Gia Lai30,200+300
Đắk Nông30,300+300
Hồ tiêu152,000-4000
Tỷ giá USD/VND22,2800
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạnGiáThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
03/161326-3-0.23 %4433133213221331
05/161366-2-0.15 %7664137313601365
07/161395-2-0.14 %2054140113891397
09/161421-1-0.07 %653142614161422
Đơn vị tính: USD($)/ Tấn Giá cà phê| Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
03/16113-1.65-1.44 %45114.35113114.35
05/16115.2-0.95-0.82 %14422117.2115.15116.3
07/16117.15-0.9-0.76 %5071119.05117.15118.4
09/16118.9-0.8-0.67 %3882120.5118.85120.15
Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 27/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 26/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 25/02/2016

Nguồn: Giá cà phê trực tuyến

-->Đọc thêm...

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Gian nan xác lập chỗ đứng cho hàng Việt

Gian nan xác lập chỗ đứng cho hàng Việt
Một trong những giải pháp để đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài là phải có kho ngoại quan. Ảnh: ST.

Xuất thô, xuất qua trung gian, không có thương hiệu nào được trưng bày ở các siêu thị nước ngoài là thực tế đang diễn ra của hàng hóa Việt Nam khi XK ra nước ngoài. Nếu vẫn giữ cách làm này thì hàng Việt khó có chỗ đứng.

Thất thế

Hàng XK của Việt Nam từ "nhỏ lẻ" vài tỷ USD đã vươn lên cả trăm tỷ USD trong vài năm trở lại đây, trong đó có nhiều mặt hàng XK đứng nhất nhì thế giới như gạo, hạt tiêu, cà phê… Tuy nhiên, dù XK nhiều nhưng trên thị trường thế giới, hàng hóa của Việt Nam rất ít được biết đến, có chăng thì cũng chỉ là đồng thương hiệu. Nguyên nhân là do chúng ta XK chủ yếu qua trung gian, dẫn tới hàng hóa Việt Nam không có thương hiệu.

Ví dụ như mặt hàng cà phê, ít nhất 50% cà phê capuchino có xuất xứ cà phê Việt Nam nhưng không bao giờ có nhãn hiệu Việt Nam. Hay mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ và nhiều mặt hàng khác cũng tương tự như vậy. Còn phía DN thậm chí không biết hàng của mình XK đi đâu. Có những DN sau khi ký hợp đồng xong mới lờ mờ biết hàng được XK đi Mỹ, EU…

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), bất cập của hình thức XK qua trung gian đó là các mặt hàng mất dần chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Bởi lẽ, khi XK qua trung gian chúng ta không biết nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào, các đại lý cũng không hề chia sẻ với chúng ta thị hiếu cũng như sở thích của người tiêu dùng.

Hơn nữa, do bán qua nhiều tầng nấc nên thông tin đến với DN sản xuất nhiều khi sai lệch. Đơn cử như mặt hàng khay đựng bánh mỳ đan mây XK sang Nga, trước đây chúng ta làm rất to nhưng sau này thói quen ăn bánh mỳ giảm nên khay bánh mỳ không cần to mà cần nhỏ hơn, kiểu dáng đẹp hơn. “Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không bán được. Nếu chúng ta không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng thì hàng Việt Nam khó cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài”, ông Hải khẳng định.

Không cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài đã đành, việc XK qua trung gian còn khiến cho hàng hóa Việt Nam bị ép giá. Trong khi đó, hiện DN Việt Nam có tư tưởng giá nào cũng bán và bán bằng mọi giá. Tư tưởng này sẽ tạo nên hệ quả DN không đầu tư lâu dài cho sản xuất, thậm chí còn “làm bậy”. Ví dụ như việc bơm tạp chất vào con tôm. Khi đó, DN không chỉ chịu thiệt hại vì hàng bị trả về mà quan trọng hơn là hình ảnh của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, uy tín hàng Việt bị nghi ngờ. “Rõ ràng nếu không duy trì được thương hiệu, giảm bớt trung gian thì hàng XK càng thất thế”, ông Hải nói.

Xây kho ngoại quan

Để giải quyết những bất cập nêu trên, giải pháp được cho là hữu hiệu nhất lúc này là XK trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài. Đây không phải là ý tưởng mới bởi trước đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020. Song làm thế nào để thực hiện mục tiêu phấn đấu hàng hóa Việt Nam được XK trực tiếp vào tất cả hệ thống phân phối lớn tại các quốc gia ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam ở châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á của Đề án mới là điều đáng bàn.

Để đạt được mục tiêu này, theo ông Hải, một trong những hoạt động quan trọng là tăng cường tiếp xúc trực tiếp giữa DN XK Việt Nam với khối thu mua của hệ thống phân phối nước ngoài vì quan hệ kinh tế thực chất là quan hệ con người với con người. Nếu bộ phận mua hàng ở nước ngoài có mối quan hệ với nhà sản xuất, XK của Việt Nam thì mối quan hệ đó nhất định thành công.

Với một số người đã từng làm tham tán thương mại tại các thị trường thì việc tiếp cận với hệ thống phân phối nước ngoài không hề dễ dàng. Ông Phạm Quang Niệm, Tham tán thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã chủ động tiếp cận tập đoàn phân phối lớn nhất Nga X5 Retail Group nhưng số lượng DN Việt Nam tiếp cận với X5 còn hạn chế, lượng hàng tiếp cận với hệ thống còn ít. Thời gian tới, ngoài cố gắng của Tham tán, Vụ Thị trường châu Âu cần có sự kết hợp với Vụ Thị trường trong nước và các DN, để các DN tiếp cận được thực sự với hệ thống bán lẻ này. Đây là con đường XK ngắn nhất và hiệu quả nhất”.

Còn theo Tham tán công sứ Việt Nam tại Nhật Bản ông Nguyễn Trung Dũng, việc đưa hàng Việt Nam vào các siêu thị cần bắt đầu từ hàng mẫu, từ quảng bá, chứ không đưa lô hàng lớn và cần chú trọng tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại các nước. Ví dụ như quả xoài Việt Nam vào Nhật Bản rất thành công xuất phát từ việc các tham tán quảng bá thông qua Tuần hàng Việt Nam tại Nhật Bản, sau đó các siêu thị ở Nhật Bản đã đến đặt mua hàng.

Một điểm đáng chú ý hơn được nhiều ý kiến thống nhất đó là việc lập kho ngoại quan ở nước ngoài. “Nếu muốn bán với khối lượng lớn vào các chuỗi siêu thị nước ngoài thì dứt khoát chúng ta phải có kho ngoại quan, nhất là với hàng nông sản, hàng đông lạnh..., khi đó chúng ta mới chủ động nguồn hàng”, ông Hải quả quyết. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, dự kiến kho ngoại quan đầu tiên sẽ được xây dựng ở Nga vì có lợi thế đất đai, đồng thời cộng đồng người Việt ở Moscow khá mạnh sẽ làm đòn bẩy cho tất cả các kho ngoại quan ở các thị trường nước ngoài khác. Ông Niệm đề nghị thêm, nên đầu tư vào khu công nghiệp đã có sẵn để xây dựng kho ngoại quan, hỗ trợ DN XK.

Xây dựng thương hiệu gạo Việt để nâng cao giá trị xuất khẩu

Theo Phan Thu

Báo hải quan

-->Đọc thêm...

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

27/02: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 29,3 – 30 triệu đồng/tấn

Hôm nay (27/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, giảm 100.000 đồng/tấn xuống 29,3 – 30 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-vietnam

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 2 USD từ 1.395 USD/tấn hôm qua xuống 1.393 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ tiếp tục giảm 1-3 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 3 USD/tấn xuống 1.326 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 2 USD/tấn xuống 1.366 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 2 USD/tấn xuống 1.395 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 1 USD/tấn xuống 1.421 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 0,8-1,65 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 1,65 cent/pound xuống 113 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 0,95 cent/pound xuống 115,2 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 0,9 cent/pound xuống 117,15 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 0,8 cent/pound xuống 118,9 cent/pound.

Tổng cục Thống kê Việt Nam dự báo xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam trong tháng 2/2016 đạt 2 triệu bao, tăng 2% so với tháng 1/2016, đưa xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu niên vụ 2015-2016 lên 10,46 triệu bao, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng tốt từ đầu năm đến nay chủ yếu do dự đoán sản lượng cà phê vụ mới đạt khoảng 28 triệu bao và lượng cà phê lưu kho vẫn còn 5-8 triệu bao.

Liên đoàn Cà phê châu Âu cho biết, lượng cà phê tồn kho tại các cảng Antwerp, Bremem, Hamburg, Genova, Le Havre và Trieste trong tháng 12/2016 tăng 53.117 bao, hay 0,45%, lên 11.860.217 bao. Con số này chưa tính đến lượng cà phê quá cảnh và tồn kho tại các cơ sở rang xay, khoảng 2-3 triệu bao.

Với mức tiêu thụ của cả khu vực Tây Âu và Đông Âu xấp xỉ 1 triệu bao/tuần, lượng cà phê lưu kho, khoảng 14 triệu bao, đủ dùng cho 14 tuần.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 26/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 25/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 24/02/2016
-->Đọc thêm...

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

24/02: Giá cà phê Tây Nguyên giảm xuống còn 30 – 30,7 triệu đồng/tấn

Hôm nay (24/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi đi ngang trong phiên hôm qua, giảm 400.000 đồng/tấn xuống 30 – 30,7 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 21 USD từ 1.448 USD/tấn hôm qua xuống 1.427 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đảo chiều giảm 18-21 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.362 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 21 USD/tấn xuống 1.397 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 20 USD/tấn xuống 1.427 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 19 USD/tấn xuống 1.453 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 1,3-2,05 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 2,05 cent/pound xuống 117,8 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 1,35 cent/pound xuống 119,25 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 1,3 cent/pound xuống 121 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 1,35 cent/pound xuống 122,5 cent/pound.

Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, so với mùa vụ năm 2014, sản lượng cà phê Việt Nam vụ 2015 giảm 20%, đạt 1,6 triệu tấn; giá giảm 40% khiến kim ngạch xuất khẩu mất gần 1 tỷ USD so với năm 2014.

Bên cạnh đó, tuy sản lượng đứng thứ 2 thế giới, nhưng Việt Nam vẫn xuất thô đến 90% nên giá trị không cao. Bên cạnh đó là tiêu dùng cà phê trong nước cũng rất thấp.

Theo Vicofa, sản lượng cà phê trên thế giới niên vụ 2014-2015 là 141 triệu bao, tương đương 8,5 triệu tấn, so với niên vụ trước giảm 3,5%. Nhưng hiện giá cà phê không còn tuân theo cung cầu nữa mà theo thị trường tài chính.

Số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2015 đạt 30,13 tỷ USD, giảm 1,4% so với năm 2014, trong đó cà phê – mặt hàng nông sản chủ lực – cũng giảm tới hơn 28% kim ngạch.

Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân là do Brazil, Colombia, Indonesia tiếp tục phá giá đồng nội tệ, khiến giá cà phê từ các nước này hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu so với cà phê Việt Nam.

Cụ thể, Mỹ tăng lượng nhập khẩu cà phê từ Colombia và Indonesia lần lượt 10% và 7% trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014, trong khi Đức cũng tăng lượng cà phê nhập khẩu từ Brazil (1%) và Indonesia (27%).

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

-->Đọc thêm...

25/02: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 29,5 – 30,2 triệu đồng/tấn

Hôm nay (25/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, giảm 500.000 đồng/tấn xuống 29,5 – 30,2 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-cap-nhat(2)

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 26 USD từ 1.427  USD/tấn hôm qua xuống 1.401 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ tiếp tục giảm 24-27 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 27 USD/tấn xuống 1.335 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 26 USD/tấn xuống 1.371 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 25 USD/tấn xuống 1.402 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 24 USD/tấn xuống 1.429 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 2-2,75 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 2,75 cent/pound xuống 115,05 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 2,25 cent/pound xuống 117 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 2,15 cent/pound xuống 118,85 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 2 cent/pound xuống 120,5 cent/pound.

Cơ quan Cung cấp mùa vụ Brazil Conab, trong bối cảnh nông dân và hợp tác xã cà phê nước này đang xả bán lượng cà phê lưu kho, tiếp tục nỗ lực bán đấu giá lượng cà phê lưu kho. Tập trung vào các nhà rang xay trên thị trường nội địa vốn nhạy cảm về giá, Conab dự định bán đấu giá 188.000 bao cà phê Arabica lưu kho vào ngày 25/2.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 24/02/2016
-->Đọc thêm...

26/02: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 29,4 – 30,1 triệu đồng/tấn

Hôm nay (26/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, giảm 100.000 đồng/tấn xuống 29,4 – 30,1 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

thi-truong-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 6 USD từ 1.401 USD/tấn hôm qua xuống 1.395 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ tiếp tục giảm 3-7 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 6 USD/tấn xuống 1.329 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 3 USD/tấn xuống 1.368 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 5 USD/tấn xuống 1.397 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 7 USD/tấn xuống 1.422 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 0,4-0,85 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 0,4 cent/pound xuống 114,65 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 0,85 cent/pound xuống 116,15 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 0,8 cent/pound xuống 118,05 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 0,8 cent/pound xuống 119,7 cent/pound.

Thị trường cà phê tiếp tục chịu áp lực và đà giảm của giá tham chiếu trên các sàn làm tăng hiện tượng kháng giá tại thị trường nội địa các nước sản xuất chủ chốt.

Tại thị trường Việt Nam, do nông dân và thương nhân nội địa vẫn có khả năng tiếp tục vay tín dụng từ ngân hàng và trong nhiều trường hợp có thêm nguồn thu từ các loại cây trồng khác, dự đoán hiện tượng kháng giá sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, với nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta vẫn ổn định trong khi cạnh tranh từ Indonesia phần nào bớt gay gắt do sản lượng cà phê của nước này giảm, dự đoán, các nhà rang xay sẽ tiếp tục tăng giá mua cà phê Việt Nam và khối lượng giao dịch trên thị trường London tiếp tục ổn định.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 25/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 24/02/2016
-->Đọc thêm...

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

19/02: Giá cà phê Tây Nguyên quay đầu giảm còn 30,4 – 31,1 triệu đồng/tấn

Hôm nay (19/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi đi ngang trong phiên hôm qua, đã giảm 300.000 đồng/tấn xuống 30,4 – 31,1 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-cafe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 14 USD từ 1.472 USD/tấn hôm qua xuống 1.458 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục giảm 12-15 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 12 USD/tấn xuống 1.402 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 14 USD/tấn xuống 1.428 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 14 USD/tấn xuống 1.454 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 15 USD/tấn xuống 1.473 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng với diễn biến của sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 0,4-0,5 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 0,4 cent/pound xuống 114,15 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 0,5 cent/pound xuống 116,1 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 0,5 cent/pound xuống 118 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 0,5 cent/pound xuống 119,8 cent/pound.

Giá cà phê robusta Việt Nam giảm dù nguồn cung nội địa thắt chặt, trong khi giá cộng thêm của cà phê Indonesia tăng lên do rupiah suy yếu, giới thương nhân cho biết hôm thứ Năm 18/2.

Người trồng cà phê tại Việt Nam hiện đang giữ một lượng cà phê lưu kho với hy vọng giá sẽ tăng. Hôm thứ Ba 16/2, Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (Vicofa) cho biết, vùng trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên có thể đối mặt với tình trạng khô hạn trong những tháng tới, ảnh hưởng xấu đến sản lượng robusta. Tuy nhiên, hầu hết thương nhân trả lời liên lạc của Reuters đều cho rằng thời tiết tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn tốt với nguồn nước ngầm đủ để tưới tiêu.

Trong khi đó, giá cà phê tại Indonesia tuần này tăng khi rupiah giảm so với USD. Hôm thứ Tư 17/2, rupiah – đồng tiền hoạt động yếu kém nhất năm 2015 khi giảm 10% – lại giảm so với USD do đồn đoán Ngân hàng trung ương Indonesia hạ lãi suất.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 18/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 17/02/2016
-->Đọc thêm...

20/02: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 30,2 – 30,9 triệu đồng/tấn

Hôm nay (20/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, giảm 200.000 đồng/tấn xuống 30,2 – 30,9 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-vietnam

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 11 USD từ 1.458 USD/tấn hôm qua xuống 1.447 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York diễn biến trái chiều.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục giảm 9-18 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.384 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 11 USD/tấn xuống 1.417 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 12 USD/tấn xuống 1.442 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 9 USD/tấn xuống 1.464 USD/tấn.

Thị trường New York: Trái với diễn biến của sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 0,35-1,6 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 1,6 cent/pound lên 115,75 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 0,45 cent/pound lên 116,55 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 0,4 cent/pound lên 118,4 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 0,35 cent/pound lên 120,15 cent/pound.

Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1/2016 cao hơn so với dự đoán chính thức và của thị trường, đạt 2,83 triệu bao, tăng 23,58% so với tháng 1/2015. Như vậy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu niên vụ 2015-2016 (tháng 10 – tháng 9) đạt 8,46 triệu bao, tăng 1,25 triệu bao, hay 17,37%, so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá tham chiếu trên thị trường London vẫn ở mức thấp, thị trường nội địa Việt Nam tiếp tục xuất hiện tình trạng kháng giá.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 19/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 18/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 17/02/2016
-->Đọc thêm...

12 sự thật đáng ngạc nhiên về Starbucks

12 sự thật đáng ngạc nhiên về Starbucks

Năm ngoái hãng đi ghi nhận mức doanh thu kỷ lục 19,2 tỷ USD.

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Business Insider

-->Đọc thêm...

Giá cà phê hôm nay (22/02/2016)

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,447Trừ lùi: +30
Giá cà phêĐắk Lăk31,000+200
Lâm Đồng30,400+200
Gia Lai31,000+300
Đắk Nông31,100+200
Hồ tiêu156,000-1000
Tỷ giá USD/VND22,3300
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạnGiáThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
03/161384-18-1.28 %6107139813761395
05/161417-11-0.77 %10736142714091427
07/161442-12-0.83 %3478145414351454
09/161463-9-0.61 %2004147214581465
Đơn vị tính: USD($)/ Tấn Giá cà phê| Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
03/16115.75+1.6+1.4 %658116.65114114.25
05/16116.55+0.45+0.39 %17365117.6115.1115.95
07/16118.4+0.4+0.34 %7316119.3116.95117.8
09/16120.15+0.35+0.29 %4117121.05118.7120.1
Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 20/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 19/02/2016
  • Thị trường cà phê ngày 18/02/2016
-->Đọc thêm...

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Giá cà phê hôm nay (15/02/2016)

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,471Trừ lùi: +30
Giá cà phêĐắk Lăk31,300+100
Lâm Đồng30,700+100
Gia Lai31,200+200
Đắk Nông31,400+200
Hồ tiêu157,000+2000
Tỷ giá USD/VND22,330+40
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạnGiáThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
03/161419+37+2.68 %12940142013851387
05/161441+33+2.34 %13030144214111413
07/161468+31+2.16 %2246146914371437
09/161492+30+2.05 %1080149314651465
Đơn vị tính: USD($)/ Tấn Giá cà phê| Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
03/16115.55+2.55+2.26 %23748117.25113.75113.75
05/16117.5+2.5+2.17 %32829118.85115.8115.85
07/16119.35+2.4+2.05 %7733120.65117.65117.95
09/16121.05+2.25+1.89 %4312122.2119.55119.55
Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

-->Đọc thêm...

17/02: Giá cà phê Tây Nguyên tăng lên 30,7 – 31,4 triệu đồng/tấn

Hôm nay (17/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái với phiên hôm qua, đảo chiều tăng 200.000 đồng/tấn lên 30,7 – 31,4 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 9 USD từ 1.463 USD/tấn hôm qua lên 1.472 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York diễn biến trái chiều.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, sau khi giảm trong phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đảo chiều tăng 7-9 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.419 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.442 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 8 USD/tấn lên 1.469 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 7 USD/tấn lên 1.492 USD/tấn.

Thị trường New York: Trái với diễn biến của sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 0,5-0,65 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 0,65 cent/pound xuống 114,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 0,5 cent/pound xuống 117 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 0,55 cent/pound xuống 118,8 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 0,55 cent/pound xuống 120,5 cent/pound.

Giá cà phê Robusta tăng một phần do cảnh báo của Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (Vicofa) rằng thời tiết khô hạn có thể đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cà phê của Việt Nam.

Jack Scoville tại Price Futures đồng ý rằng sản lượng cà phê Việt Nam có thể bị ảnh hưởng do thời tiết khô hạn, nhưng cho rằng yếu tố này ít ảnh hưởng đến giá vì thị trường dường như phớt lờ yếu tố này khi lượng cà phê bán ra vẫn cao.

“Thông thường yếu tố thời tiết này sẽ có ảnh hưởng lớn hơn, nhưng nguồn cung cà phê vụ trước vẫn dồi dào”, ông Scoville cho biết.

Lượng cà phê Robusta bán ra của Việt nam chậm lại từ vụ trước do hiện tượng kháng giá và nông dân găm hàng chờ giá lên.

Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Brazil cho biết, xuất khẩu cà phê nhân của nước này trong tháng 1/2016 đạt 2.460.000 bao, giảm 380.000 bao, tương ứng 13,38%, so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê hòa tan giá trị gia tăng đạt 247.518 bao, tăng 30.535 bao, tương đương 14,07%, so với cùng kỳ.

Do vậy, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Brazil trong tháng 1/2016 đạt 2.707.518 bao, giảm 349.465 bao, tương ứng 11,43%, so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê nhân của Brazil trong 12 tháng từ tháng 2/2015 đến tháng 1/2016 đạt 32,98 triệu bao và cà phê hòa tan 36,59 triệu bao.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

-->Đọc thêm...

Những mặt hàng xuất khẩu chính năm 2015

Những mặt hàng xuất khẩu chính năm 2015
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với các châu lục năm 2015.

Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Điện thoại các loại & linh kiện: Là nhóm hàng dẫn đầu về đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 (tăng 6,58 tỷ USD, chiếm 55,3% mức tăng xuất khẩu của cả nước).

Trong tháng 12, xuất khẩu của mặt hàng này 1,73 tỷ USD giảm 38% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu trong năm 2015 đạt 30,18 tỷ USD, tăng 27,9% so với năm 2014, tương đương tăng 6,58 tỷ USD.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt Nam trong năm qua là EU với 10,11 tỷ USD, tăng 19,7 % và chiếm 33,5% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương Quốc Ảrập thống nhất 4,48 tỷ USD, tăng 23,3%; Hoa Kỳ 2,77 tỷ USD, tăng 78,9%; Đức 1,77 tỷ USD, tăng 30,4%… so với năm 2014.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 12 đạt 1,31 tỷ USD giảm 13,2% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 đạt 15,61 tỷ USD, tăng mạnh 36,5% so với năm trước.

EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm qua với 3,2 tỷ USD, tăng 36,8%; tiếp theo là Hoa Kỳ đạt 2,83 tỷ USD, tăng 33,6%; sang Trung Quốc đạt 2,65 tỷ USD, tăng 20,8%; sang Hồng Kồng đạt 1,71 tỷ USD, tăng mạnh 84,2%... so với năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Trong tháng 12-2015, xuất khẩu đạt 758,53 triệu USD giảm 3,1% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 12 tháng/2015 lên 8,17 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 1,67 tỷ USD, tăng 30,1%; sang Nhật Bản 1,41 tỷ USD, giảm nhẹ 1,5%; sang Trung Quốc đạt hơn 721 triệu USD, tăng 23,14% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng dệt may: Trong tháng 12, xuất khẩu đạt 2,21 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong năm 2015 lên 22,81 tỷ USD, tăng 9,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,4% của năm 2014.

Các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm qua là: Hoa Kỳ đạt 10,96 tỷ USD, tăng 11,7%; sang EU đạt 3,47 tỷ USD, tăng 4,2%; sang Nhật Bản đạt 2,79 tỷ USD, tăng 6,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,13 tỷ USD, tăng nhẹ 2% so với năm 2014.

Giày dép các loại: Trong tháng 12 đạt 1,21 tỷ USD tăng 9,9% so với tháng trước. Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam năm 2015 đạt 12,01 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2014, giảm 6,6 điểm phần trăm so với tốc độ tăng 22,9% của năm 2014.

Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ (22,5%) cao hơn nhiều so với sang EU (12,3%) nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2015 đạt 4,077 tỷ USD, chỉ thấp hơn 3 triệu USD so với kim ngạch xuất khẩu sang EU. Tính chung kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này là gần 8,16 tỷ USD, chiếm 67,9% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.

Xơ, sợi dệt các loại: Xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng đạt hơn 85 nghìn tấn với trị giá đạt hơn 216 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 5,4% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12-2015, lượng xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 962 nghìn tấn, tăng 12,1% và trị giá đạt 2,54 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước

Trong năm 2015, nhóm hàng xơ sợi dệt các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 498 nghìn tấn tăng 26,2%; sang Hàn Quốc đạt 75 nghìn tấn, tăng 11,6%, sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 92,42 nghìn tấn, giảm 15,37% so với cùng kỳ năm 2014.

Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù: Trong tháng xuất khẩu mặt hàng này đạt 271,7 triệu USD, tăng 23,1% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 lên 2,88 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của Việt Nam trong năm 2015 với 1,18 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm 2014, tiếp theo là EU với trị giá 759 triệu USD, tăng 12,7%; Nhật Bản là 317,77 triệu USD, tăng 11,9% ..

Gỗ & sản phẩm gỗ: Xuất khẩu trong tháng đạt 754,82 triệu USD, tăng 26,2% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2015 lên 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến hết tháng 12-2015, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 2,64 tỷ USD, tăng 18,12%; sang Nhật Bản đạt hơn 1 tỷ USD tăng 9,52%; sang Trung Quốc đạt gần 978 triệu USD tăng 9,51% so với cùng kỳ năm 2014.

Dầu thô: Trong tháng 12 lượng dầu thô xuất khẩu đạt 831 nghìn tấn, đưa lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 đạt 9,18 triệu tấn, giảm 1,3% nhưng kim ngạch chỉ đạt 3,72 tỷ USD, giảm tới 48,5% so với năm trước.

Dầu thô của Việt Nam trong năm qua chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 2,16 triệu tấn 36%; sang Singapore 1,74 triệu tấn, tăng mạnh 176%; sang Australis 1,33 triệu tấn, giảm mạnh 39%; sang Nhật Bản 1,4 triệu tấn, giảm 25% so với năm 2014…

Gạo: Lượng gạo xuất khẩu của cả nước tháng 12 đạt gần 526 nghìn tấn với trị giá đạt 223,36 triệu USD giảm 26,1% về lượng và 26,3% về trị giá. Năm 2015 lượng xuất khẩu gạo là 6,59 triệu tấn, tăng 4% và trị giá đạt 2,8 tỷ USD, giảm 4,5% so với năm trước.

Trong năm qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 2,1 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm 2014. Xuất khẩu sang Philippines là 1,14 triệu tấn, giảm 14,1%; sang Malaysia là 512 nghìn tấn, tăng 8,3%. Riêng xuất sang Indonesia cao đạt 673 nghìn tấn, gấp hơn 2 lần so với năm trước.

Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12-2015 là 152,5 nghìn tấn, trị giá đạt 279,2 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12-2015, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,34 triệu tấn, trị giá đạt 2,67 tỷ USD, giảm 20,6% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Hàng thủy sản: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12-2015 đạt 590,68 triệu USD, giảm 1,7% so với tháng 11-2015. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015 đạt 6,57 tỷ USD, giảm 16%, tương ứng giảm 1,25 tỷ USD so với năm trước.

Xuất khẩu hàng thủy sản trong năm qua giảm mạnh ở hầu hết các thị trường chính. Cụ thể: sang Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷ USD, giảm 23,4%; sang EU đạt 1,16 tỷ USD, giảm 17,1%; sang Nhật Bản 1,04 tỷ USD, giảm 13,4%; sang Hàn quốc đạt 572 triệu, giảm 12,2%.

Năm 2016 - Nhiều cơ hội cho xuất khẩu

Theo Bảo Nhi

Báo Hải Quan

-->Đọc thêm...

18/02: Giá cà phê Tây Nguyên không đổi ở mức 30,7 – 31,4 triệu đồng/tấn

Hôm nay (18/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi tăng trong phiên hôm qua, giao dịch không đổi ở 30,7 – 31,4 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay đi ngang ở 1.472 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn quay đầu giảm nhẹ 1-5 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 5 USD/tấn xuống 1.414 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá đi ngang ở 1.442 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 1 USD/tấn xuống 1.468 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 4 USD/tấn xuống 1.488 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng với diễn biến của sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 0,2-0,4 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 0,35 cent/pound xuống 114,55 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 0,4 cent/pound xuống 116,6 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 0,3 cent/pound xuống 118,5 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 0,2 cent/pound xuống 120,3 cent/pound.

Hiệp hội Cà phê nhân của Mỹ cho biết, lượng cà phê lưu kho tại các cảng của nước này trong tháng 1/2016 giảm 907 bao, tương ứng 0,016%, xuống 5.835.306 bao. Con số này chưa bao gồm lượng cà phê quá cảnh và lưu kho tại các nhà rang xay, khoảng 1,1 triệu bao.

Như vậy, với lượng tiêu thụ cà phê tại Mỹ và Canada đạt 530.000 bao/tuần, lượng cà phê lưu kho, ít nhất 6,95 triệu bao, đủ đáp ứng trong ít nhất 13 tuần rang xay.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 17/02/2016
-->Đọc thêm...

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

04/02: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng lên 30,4 – 31 triệu đồng/tấn

Hôm nay (4/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục tăng nhẹ 100.000 đồng/tấn lên 30,4 – 31 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-cafe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 5 USD từ 1.422 USD/tấn hôm qua lên 1.427 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tăng 1-5 USD/tấn, đánh dấu phiên tăng thứ 2 liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 5 USD/tấn lên 1.402 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 4 USD/tấn lên 1.431 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 1 USD/tấn lên 1.458 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 1 USD/tấn lên 1.482 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 1,6-1,7 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 1,7 cent/pound lên 121,55 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 1,6 cent/pound lên 123,5 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 1,6 cent/pound lên 125,2 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 1,6 cent/pound lên 126,75 cent/pound.

Chỉ số Đôla ICE, theo dõi sức mạnh của USD với 6 đồng tiền chủ chốt, phiên 3/2 xuống thấp nhất 3 tháng ở 96,885 điểm, hỗ trợ đáng kể giá hàng hóa, kể cả cà phê, giao dịch bằng đồng bạc xanh.

Trong khi đó, hãng xuất khẩu cà phê Brazil Terra Forte dự đoán sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2016-2017, bắt đầu thu hoạch trong vài tháng tới, tăng 6,89 triệu bao lên 54,17 triệu bao so với 47,28 triệu bao niên vụ trước.

Trong đó, sản lượng Arabica dự đoán tăng lên 41,38 triệu bao so với 32,05 triệu bao năm trước, nhưng sản lượng Robusta lại giảm xuống 12,79 triệu bao so với 15,23 triệu bao năm trước. Nguyên nhân là do thời tiết khô hạn tại các vùng trồng cà phê của Brazil, kể cả Espirito Santo – bang sản xuất Robusta chủ chốt của Brazil.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 03/02/2016
-->Đọc thêm...

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

03/02: Giá cà phê Tây Nguyên đảo chiều tăng lên 30,3 – 30,9 triệu đồng/tấn

Hôm nay (3/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái với phiên hôm qua, đảo chiều tăng 100.000 – 300.000 đồng/tấn lên 30,3 – 30,9 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-cafe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 57 USD từ 1.365 USD/tấn hôm qua lên 1.422 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tăng 17-22 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 22 USD/tấn lên 1.397 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 19 USD/tấn lên 1.427 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 18 USD/tấn lên 1.457 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 17 USD/tấn lên 1.481 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tiếp tục tăng 2-2,1 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 2,1 cent/pound lên 119,85 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 2,05 cent/pound lên 121,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 2,1 cent/pound lên 123,6 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá tăng 2 cent/pound lên 125,15 cent/pound.

Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết, xuất khẩu cà phê toàn cầu tháng 12/2015 đạt 9,31 triệu bao, tăng 1,42% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu niên vụ 2015-2016 (tháng 10/2015 – tháng 9/2016) đạt 26,9 triệu bao, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ICO, tuy xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam trong 3 tháng đầu niên vụ 2015-2016 giảm 11% do hiện tượng kháng giá của thị trường nội địa, song xuất khẩu cà phê của Colombia lại tăng 14% và xuất khẩu cà phê của Brazil tăng 5%.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

-->Đọc thêm...

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

“Tranh chấp” tại Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang nắm quyền tại những công ty nào?

“Tranh chấp” tại Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang nắm quyền tại những công ty nào?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo (thứ 2 từ phải sang)

Những “đồn đoán” về tình hình hoạt động của Trung Nguyên trong thời gian vừa qua đã trở nên rõ ràng ràng hơn khi vợ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệu Thảo đã chính thức lên tiếng.

Vấn đề chính của câu chuyện xoay quanh Công ty cổ phần Cà phê Hòa Tan Trung Nguyên (Trung Nguyên IC) – nơi bà Thảo đảm nhận cả 3 vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người đại diện theo pháp luật của phần lớn các công ty trong hệ thống Trung Nguyên. Bà Thảo chỉ là người “đứng mũi chịu sào” tại Trung Nguyên IC và Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê. Bên cạnh đó, bà Thảo cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH TNI, một công ty nhỏ tại Bình Dương.

Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê hoạt động chính trong lĩnh vực du lịch lữ hành và sở hữu khu nghĩ dưỡng Coffee Tour Resort tại Buôn Ma Thuột. Công ty này hiện có vốn điều lệ 98 tỷ đồng, do CTCP Đầu tư Trung Nguyên sở hữu 70% vốn. Phần còn lại ông Vũ và bà Thảo mỗi người sở hữu 15%.

Bà Thảo cũng là người sáng lập và tổng giám đốc của Trung Nguyên International - công ty có trụ sở tại Singapore phụ trách hoạt động xuất khẩu của Trung Nguyên.

Coffee Tour Resort của Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột

Coffee Tour Resort của Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột

Công ty Cà phê hòa tan đóng vai trò gì?

Các sản phẩm cà phê hòa tan của Trung Nguyên được sản xuất tại 1 trong 3 địa điểm gồm: Nhà máy Bình Dương, Nhà máy Bắc Giang và Nhà máy Cà phê Sài Gòn tại Mỹ Phước, Bình Dương.

Trong đó, 2 nhà máy tại Bình Dương và Bắc Giang thuộc quyền quản lý của Trung Nguyên IC trong khi nhà máy Cà phê Sài Gòn thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group).

Theo thông tin chúng tôi có được, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gần nhất của Trung Nguyên IC được cấp vào ngày 28/11/2013 – tức chưa có thay đổi gì trong hơn 2 năm qua. Tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này, Cà phê Hòa tan Trung Nguyên có 3 cổ đông sáng lập gồm CTCP Tập đoàn Trung Nguyên (85%), ông Đặng Lê Nguyên Vũ (10%) và bà Lê Hoàng Diệu Thảo (5%).

Với tỷ lệ sở hữu 85%, về lý thuyết Trung Nguyên Group có toàn quyền quyết định với hoạt động của Cà phê hòa tan Trung Nguyên thông qua việc tổ chức Đại hội đồng đồng cổ đông

Với tỷ lệ sở hữu 85%, về lý thuyết Trung Nguyên Group có toàn quyền quyết định với hoạt động của Cà phê hòa tan Trung Nguyên thông qua việc tổ chức Đại hội đồng đồng cổ đông

Theo như báo Pháp Luật Plus đưa tin, các tranh chấp hiện chủ yếu xoanh quanh quyền kiểm soát và điều hành Công ty Cà phê Hòa Tan Trung Nguyên.

Theo phản ánh của bà Thảo thì bà đã bị Hội đồng quản trị công ty Trung Nguyên IC bãi miễn chức vụ Chủ tịch HĐQT – động thái mà bà Thảo cho là không phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như Điều lệ công ty do không đảm bảo số lượng thành viên tham dự.

Trong khi đó, theo đơn yêu cầu của bà Thảo, tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã có quyết định cấm thay đổi đăng ký doanh nghiệp đối với Trung Nguyên IC. Với quyết định này thì trên giấy tờ, bà Thảo vẫn là chủ tịch và người đại diện của Trung Nguyên IC.

Một khi xảy ra tranh chấp pháp lý nội bộ như này, bên chịu thiệt hại nhất không ai khác ngoài chính Trung Nguyên IC khi mà các đối tác có thể dừng giao dịch với công ty nhằm tránh những rủi ro có thể gặp phải.

Sản phẩm cà phê hòa tan của Trung Nguyên được sản xuất tại 1 trong 3 nhà máy tại Bắc Giang, Dĩ An - Bình Dương và Mỹ Phước - Bình Dương. Nhà máy tại Mỹ Phước thuộc sở hữu trực tiếp của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên trong khi 2 nhà máy còn lại thuộc về CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên
Sản phẩm cà phê hòa tan của Trung Nguyên được sản xuất tại 1 trong 3 nhà máy tại Bắc Giang, Dĩ An - Bình Dương và Mỹ Phước - Bình Dương. Nhà máy tại Mỹ Phước thuộc sở hữu trực tiếp của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên trong khi 2 nhà máy còn lại thuộc về CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên

Nóng: "Chiến tranh pháp lý" giữa vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ

Kiến Khang

Theo Trí thức trẻ

-->Đọc thêm...

Thu hoạch càphê niên vụ 2014-2015: Rớt thảm cả giá lẫn lượng

Thu hoạch càphê niên vụ 2014-2015: Rớt thảm cả giá lẫn lượng

Niên vụ càphê 2014-2015 là một niên vụ đầy biến động với giá càphê lên xuống liên tục. Dự kiến, trong niên vụ mới tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này vẫn chưa có nhiều khởi sắc.

Thông tin này vừa được Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam công bố tại Hội nghị tổng kết niên vụ càphê 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ niên vụ càphê 2015/2016, do đơn vị này tổ chức chiều nay (10/12), tại Hà Nội

Giá rớt thảm

Theo Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa) trong niên vụ 2014-2015, xuất khẩu càphê giảm cả lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt giá bán ra luôn theo chiều hướng đi xuống.

Cụ thể, tổng lượng xuất khẩu càphê toàn niên vụ 2014/2015 chỉ đạt khoảng 1,25 trệu tấn với kim ngạch 2,62 tỷ USD giảm 21,9% về lượng và giảm 20,1% về kim ngạch so với cùng kỳ niên vụ trước.

Ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội càphê ca cao cho biết, niên vụ 2014-2015 giá ngành hàng càphê lên xuống liên tục.

“Đầu vụ giá ở mức cao nhưng sau đó đi xuống nhanh chóng. Từ tháng Ba mức giá càphê nội địa trung bình chỉ khoảng 38 triệu đồng/tấn, sang tháng Bảy giá càphê nội địa trung bình chỉ còn 36.000 triệu đồng/tấn. Tháng Chín cũng là tháng cuối vụ nhưng giá không những không đi lên mà còn rớt thảm hại, trung bình tháng giá chỉ còn 35.400 đồng/kg,” ông Tự chỉ rõ.

Bên cạnh đó, theo phản ánh của Câu lạc bộ các doanh nghiệp xuất khẩu càphê, niên vụ vừa qua là một năm đầy khó khăn của ngành hàng càphê. Giá càphê nhân giảm liên tiếp do biến động của thời tiết, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đồng USD mạnh lên, các nước xuất khẩu càphê phá giá đồng tiền và nhiều thông tin bất lợi làm giá cả thị trường lên xuống thất thường.

Giá xuất khẩu hiện nay chỉ còn 1.800 USD/tấn so với thời điểm cao điểm là 2.100-2.200 USD/tấn của vụ trước, giảm 300-400 USD/tấn.

Nguy cơ bỏ cây càphê

Nguyên nhân của việc “rớt cả giá, cả lượng” được xác định là do biến động về tỷ giá đồng tiền trên thế giới. Mặt khác, do thời tiết thay đổi, hiện tượng El nino gây hạn hán và thời tiết thất thường dẫn đến hạt nhỏ, những vùng không đủ nước thậm chí mất trắng, giá cà phê xuống thấp, nhân công cao làm cho người trồng cà phê giảm chăm bón dẫn đến năng suất thấp.

Qua đoàn khảo sát và thông báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng thì sản lượng niên vụ 2015-2016 sẽ giảm 10% so với vụ trước.

Nhận định về tình hình sản xuất càphê hiện nay, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội càphê ca cao cũng cho biết, giá càphê trong nước hiện nay đã xuống dưới giá thành sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới niên vụ mới. Nếu thị trường càphê thế giới không hồi phục thì nguy cơ người nông dân sẽ bỏ mặc vườn càphê thậm chí chuyển sang trồng cây khác được giá hơn như hồ tiêu, mắcca…

“Do đó, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước là mục tiêu phấn đấu của ngành qua nhiều chương trình quảng cáo, lễ hội, tháng thử nếm và uống cà phê,” ông Tự cho hay.

Theo ông Tự, năm 2010 lượng càphê nhân tiêu dùng trong nước đã tăng từ 5-7% đến nay đã chiếm trên 10%. Như vậy, mục tiêu đạt 15% vào năm 2020 có thể đạt được. Điều đó có nghĩa lượng càphê nhân xuất khẩu ngày một giảm, càphê chế biến tăng lên để ngày càng nâng cao giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, Vicofa cũng yêu cầu các doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ hơn nữa với người sản xuất và kinh doanh càphê, tạo sự gắn kết hài hòa giữa sản xuất và xuất khẩu gắn với thị trường trong và ngoài nước; tăng cường tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng cho sản xuất kinh doanh và tái canh cây càphê theo Chương trình tái canh càphê 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Vicofa cũng khuyến cáo người người trồng càphê và các doanh nghiệp không nên bán hàng giao quá xa khi không có dự trữ hàng thực trong kho đồng thời có những biện pháp quản lý rủi ro để tránh thiệt hại.

Cùng với đó, Hiệp hội cũng sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đàm phán mở cửa thị trường càphê chế biến, giảm thuế nhập khẩu sản phẩm càphê chế biến tạo điều kiện tăng đầu tư vào chế biến rang xay và càphê hòa tan trong nước và xuất khẩu./.

Bán hay trữ hàng - Bài toán khó của người trồng cà phê Tây Nguyên

Theo Thanh Tâm

Vietnam+

-->Đọc thêm...

Bên cạnh cà phê, Trung Nguyên còn có gì?

Bên cạnh cà phê, Trung Nguyên còn có gì?

Hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên có 3 mảng chính gồm Kinh doanh - chế biến cà phê, bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu (franchising).

Chỉ mới thành lập từ năm 1996, Tập đoàn Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ sáng lập đã mau chóng khẳng định tên tuổi và trở thành “ông lớn” trong ngành cà phê Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên có 3 mảng chính gồm Kinh doanh - chế biến cà phê, bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu (franchising).

Những công ty trong mảng cà phê

Mảng kinh doanh – chế biến cà phê của Trung Nguyên bao gồm CTCP Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group), CTCP Cà phê Trung Nguyên tại Đăk Lăk và CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên.

Trong đó, Trung Nguyên Group đóng vai trò là công ty trung tâm của cả hệ thống Trung Nguyên, chịu trách nhiệm chính đối với việc sản xuất cũng như phân phối đối với hoạt động kinh doanh.

Công ty Cà phê Trung Nguyên tại Đăk Lăk có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, quản lý Nhà máy cà phê Buôn Ma Thuột chuyên về chế biến hạt cà phê, cà phê rang xay.

Các sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên được sản xuất tại 1 trong 3 nhà máy, bao gồm nhà máy tại Dĩ An (Bình Dương) và Bắc Giang thuộc quản lý của CTCP Cà phê Hòa tan Trung Nguyên và nhà máy Cà phê Sài Gòn tại Mỹ Phước (Bình Dương) thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên.

Nhà máy Cà phê Sài Gòn được Trung Nguyên mua lại từ Vinamilk năm 2010 và hiện là nhà máy sản xuất chính của Trung Nguyên.

Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê hòa tan, cà phê nhân thì Trung Nguyên còn một mảng kinh doanh lớn khác là nhượng quyền thương hiệu (franchising).

CTCP Trung Nguyên Franchising với vốn điều lệ 100 tỷ đồng và cũng được điều hành bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trung Nguyên Franchising có vai trò quản lý hoạt động nhượng quyền chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên.

Theo website của Trung Nguyên, hệ thống nhượng quyền hiện gồm hơn 50 cửa hàng tại 7 tỉnh thành trên cà nước và 1 cửa hàng tại Singapore.

Gian nan với lĩnh vực bán lẻ

Ngoài những lĩnh vực chính liên quan trực tiếp tới cà phê, Trung Nguyên còn có một số khoản đầu tư ra những lĩnh vực khác như bán lẻ, du lịch…

Trung Nguyên đã rất nhiều lần thử sức với lĩnh vực bán lẻ nhưng chưa đạt được kết quả khả quan. Năm 2006, Trung Nguyên ra mắt hệ thống bán lẻ G7 Mart với 500 cửa hàng. Mục tiêu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là gắn thương hiệu G7 Mart lên 10.000 cửa hàng – đưa Trung Nguyên trở thành thế lực lớn nhất trong ngành bán lẻ.

Tuy nhiên, những khó khăn bủa vây đã khiến G7 Mart gần như “mất tích” khỏi thị trường. Sau khi nhận thấy G7 Mart khó lòng cạnh tranh trên thị trường, vào năm 2010, Trung Nguyên đã hợp tác với Ministop (thành viên cua Aeon- Nhật Bản) thành lập CTCP Thương mại và dịch vụ G7- Ministop với mục tiêu mở 500 cửa hàng trong vòng 5 năm.

Tuy vậy, kết cục trong lần hợp tác này vẫn là sự thất bại. Mới đây, Ministop đã chấm dứt hợp đồng hợp tác với Trung Nguyên, đồng thời tiến hành bắt tay với Sojitz, nâng mục tiêu lên 800 cửa hàng bán lẻ trong vòng 10 năm tiếp theo.

Trung Nguyên chưa gặt hái được thành công với mảng bán lẻ. Ảnh minh họa

Trung Nguyên chưa gặt hái được thành công với mảng bán lẻ. Ảnh minh họa

Ẩn số Đầu tư Trung Nguyên

Bên cạnh những khoản đầu tư thất bại vào lĩnh vực bán lẻ, Trung Nguyên còn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực du lịch khi thành lập Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê với vốn điều lệ 98 tỷ đồng. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành và hiện đang sở hữu khu nghỉ dưỡng Coffee Tour Resort đạt tiêu chuẩn 3 sao đầu tiên tại Buôn Ma Thuột.

Cổ đông chính của công ty Đặng Lê là Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên, doanh nghiệp có quy mô vốn lên đến gần 3.200 tỷ đồng. Theo số liệu chúng tôi có được, toàn bộ hơn 3.200 tỷ đồng tài sản của Đầu tư Trung Nguyên đều được đầu tư vào các công ty con của doanh nghiệp này.

Và không loại trừ khả năng Đầu tư Trung Nguyên được thành lập để trở thành công ty mẹ của Trung Nguyên Group.

Những công ty chính trong hệ thống Trung Nguyên

Những công ty chính trong hệ thống Trung Nguyên

Hoàng Anh

Theo Trí thức trẻ

-->Đọc thêm...

Bất ngờ với mức lợi nhuận nghìn tỷ của Trung Nguyên

Bất ngờ với mức lợi nhuận nghìn tỷ của Trung Nguyên

Kết quả kinh doanh của Trung Nguyên cho thấy mặc dù ông Đặng Lê Nguyên Vũ có nhiều phát ngôn gây sốc, thậm chí có phần khoa trương nhưng nó cũng phần nào phản ánh đúng kết quả đã tạo ra.

Kể từ đầu tháng 12 đến nay, rất nhiều vấn đề của Trung Nguyên đã được mang ra “mổ xẻ”, từ việc tạm dừng cung cấp cà phê hòa tan G7 đến mâu thuẫn gia đình của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Tuy nhiên, có một vấn đề khá thú vị chưa hề được đề cập đến đó là tình hình tài chính của Trung Nguyên.

Lâu nay chúng ta vẫn chỉ biết Trung Nguyên là một trong ba doanh nghiệp đứng đầu thị trường cà phê hòa tan, cùng với Vinacafe Biên Hòa và thương hiệu Nescafe của tập đoàn Nestle. Theo một báo cáo do công ty nghiên cứu thị trường Nielsen công bố đầu năm nay thì Vinacafe Biên Hòa dẫn đầu với 41% thi phần, bằng cả Nescafe và Trung Nguyên cộng lại.

Trong năm 2014, Vinacafe Biên Hòa đạt 3.000 tỷ doanh thu và 420 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Mặc dù theo Nielsen thì thị phần của Trung Nguyên thua xa so với Vinacafe Biên Hòa nhưng điều bất ngờ là kết quả kinh doanh của Trung Nguyên lại vượt trội so với Vinacafe Biên Hòa.

Theo số liệu chúng tôi có được, trong năm 2014, công ty mẹ Trung Nguyên đạt trên 4.000 tỷ doanh thu và gần 1.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Khoảng cách doanh thu giữa Trung Nguyên và Vinacafe Biên Hòa rất phù hợp với bảng xếp hạng VNR500 vừa được công bố khi Trung Nguyên xếp ở vị trí 217 trong khi Vinacafe Biên Hòa kém gần 100 bậc, ở vị trí 311.

Đối với Vinacafe Biên Hòa, các sản phẩm cà phê chiếm 85% nguồn thu, phần còn lại đến từ ngũ cốc. Còn trong 4.000 tỷ doanh thu của Trung Nguyên gồm những sản phẩm nào thì vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Còn về nguyên nhân lợi nhuận của Trung Nguyên tăng đột biến lên 1.300 tỷ thì đây cũng không phải hoàn toàn là số “lợi nhuận được tạo ra trong năm 2014”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong năm 2014, các công ty con chủ chốt của Trung Nguyên như CTCP Cà phê Trung Nguyên, CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên đã kết chuyển hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận tích lũy được trong giai đoạn 2012-2014 về cho công ty mẹ. Đây là nguyên nhân khiến cho doanh thu tài chính cũng như lợi nhuận của công ty mẹ Trung Nguyên tăng đột biến.

Kết quả kinh doanh của Trung Nguyên cho thấy mặc dù ông Đặng Lê Nguyên Vũ có nhiều phát ngôn gây sốc, thậm chí có phần khoa trương nhưng nó cũng phản ánh đúng kết quả đã tạo ra.

Lợi nhuận của Trung Nguyên tăng đột biến một phần nhờ lợi nhuận từ các công ty con chuyển về.

Lợi nhuận của Trung Nguyên tăng đột biến một phần nhờ lợi nhuận từ các công ty con chuyển về.

Tương lai Trung Nguyên về đâu?

Trung Nguyên được sáng lập bởi điều hành bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Mặc dù không mấy được nhắc đến nhưng một số thông tin gần đây cho thấy bà Thảo có vai trò rất lớn đối với hoạt động của Trung Nguyên.

Hai người đã cùng nhau gây dựng công ty nhưng đã xảy ra mâu thuẫn không thể hàn gắn phải đưa ra tòa làm thủ tục ly hôn. Một khi hai người li hôn thì tài sản – mà chủ yếu là cổ phần tại Trung Nguyên – sẽ được chia đôi.

Nhưng quyền điều hành Trung Nguyên cũng như thương hiệu Trung Nguyên thì khó có thể “chia đôi” được khi mà đã không thể tìm được tiếng nói chung.

Nhiều khả năng một trong hai người sẽ phải “nhường” lại quyền điều hành cho người kia; còn nếu để xảy ra tình trạng tranh chấp kéo dài thì việc công ty bị suy yếu là điều khó tránh khỏi.

Một doanh nghiệp với thương hiệu mạnh, lợi nhuận vài trăm tỷ mỗi năm mà lại bị suy yếu vì mâu thuẫn nội bộ sẽ là điều rất đáng tiếc. Những thiệt hại nếu có thì người chịu thiệt hại nhiều nhiết không ai khác ngoài ông Vũ, bà Thảo – 2 cổ đông chính của Trung Nguyên.

Mặc dù kết quả kinh doanh của Trung Nguyên vẫn khả quan nhưng có thể thấy đà tăng trưởng về doanh thu đang có dấu hiệu chững lại trong 2 năm vừa qua sau khi tăng trưởng nhanh trong 2 năm 2011 và 2012.

Trong khi đó, Vinacafe Biên Hòa sau khi được Masan mua lại đang duy được đà tăng trưởng rất tốt. Công ty này đạt mức tăng trưởng 30% trong năm 2014 và tăng trưởng bình quân 25%/năm trong 5 năm gần nhất.

Trong 5 năm gần nhất, doanh thu của Trung Nguyên tăng trưởng bình quân 18%/năm còn Vinacafe Biên Hòa tăng trưởng 25%/năm.

Trong 5 năm gần nhất, doanh thu của Trung Nguyên tăng trưởng bình quân 18%/năm còn Vinacafe Biên Hòa tăng trưởng 25%/năm.

Kiến Khang

Theo Trí thức trẻ

-->Đọc thêm...

Cà phê siêu đặc làm loạn thị trường

Cà phê siêu đặc làm loạn thị trường

Loại cà phê siêu đặc chủ yếu là hóa chất được dán nhãn, đóng can và quảng cáo bán công khai trên mạng, tiềm ẩn nhiều mối họa

Những hương liệu tạo mùi giống hệt cà phê Robusta, Moka, Brazil… đang được công khai bày bán khắp nơi và trên mạng. Điều đáng nói là giá của loại cà phê sệt này rất rẻ, được người bán quảng cáo siêu lợi nhuận, một vốn đến bốn mươi lời!

Giá siêu rẻ, mua siêu dễ

Tại chợ Kim Biên (quận 5, TP HCM) và trên các tuyến đường gần khu vực chợ này, có đến hàng trăm cửa hàng kinh doanh hóa chất, hương liệu tạo mùi cho thực phẩm. Đáng chú ý là các loại hóa chất, hương liệu tạo mùi, màu cà phê không nhãn mác, hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai.

Theo chủ một cửa hàng trong chợ Kim Biên, mỗi ngày cửa hàng bán ra cả ngàn lít hóa chất, hương liệu, trong đó có cả sản phẩm “cà phê siêu đặc 8X” với slogan: “siêu lợi nhuận, siêu tiện lợi”. Chủ cửa hàng này luôn tận tình hướng dẫn người mua cách pha chế và cả… phương pháp kinh doanh; như bán ở các bến xe khách, căng-tin trường học, bệnh viện, lề đường, chợ đêm… “Chỉ việc cho một ít cà phê sệt vào ly rồi cho nhiều đá vào khuấy đều là được. Khách hàng có là “thánh” cũng không tài nào phân biệt thật giả!” - chủ cửa hàng bật mí.

Giá bán nguyên liệu cà phê sệt cũng rất vô chừng. Cửa hàng hóa chất Khánh trên đường Vạn Tượng (chợ Kim Biên) rao bán cà phê siêu đặc hương gì cũng có, giá từ 380.000 đồng/lít đến 1,2 triệu đồng/can. Khách hàng có nhu cầu thì mua nguyên can chứ không bán lẻ. Cách đó chưa đầy 50 m, cửa hàng hóa chất Ánh Hồng bày bán đủ loại hóa chất, hương thực phẩm.

“Anh muốn kinh doanh theo kiểu pha cà phê phin hay pha ly sẵn, cửa hàng đều có đủ hàng cung cấp” - một nhân viên tên là Vương khoe. Người này còn hướng dẫn cặn kẽ: “Nếu pha ly sẵn thì nên mua cà phê sệt dạng nước, pha vào chừng 2%-5% là đủ, nhiều hơn sẽ bị nặng mùi. Còn nếu pha phin thì sử dụng dạng bột, trộn lẫn vào cà phê pha cho khách, chẳng ai biết đâu”.

Không chỉ ở TP HCM, cà phê sệt cũng đã có mặt ở nhiều địa phương, trong đó có cả “thủ phủ cà phê” Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Trong vai một người mới mở quán, chúng tôi tìm đến một cửa hàng tạp hóa ở đường Hoàng Diệu (TP Buôn Ma Thuột) để hỏi mua “tinh chất” cà phê. Người bán hàng hồ hởi: “Ở đây có rất nhiều loại; từ dạng tạo mùi hương, độ sánh đến pha uống liền đều có đủ”.

Người này giải thích cách pha chế khá giống với hướng dẫn của các cửa hàng hóa chất tại chợ Kim Biên: “Chỉ cần bỏ một ít hương liệu vào phin là có một ly cà phê thơm phức, đặc sánh. Riêng loại uống liền thì nhỏ vài giọt vào ly nước, bảo đảm có ly cà phê ngon”. Theo quan sát của chúng tôi, giá nguyên liệu cà phê sệt ở Đắk Lắk loại bột khoảng 50.000 đồng/lạng, loại chai 400.000 đồng/lít.

2 lít = 320 ly cà phê

Chính từ nguồn hóa chất, hương liệu tạo cà phê sệt bày bán tràn lan, vì hám lợi mà giới kinh doanh qua mạng mua về rồi rao bán lại cho những người bán cà phê vỉa hè, cà phê “cóc”, căng-tin trường học, bệnh viện, nơi công cộng. Để thu hút nhiều người mua, có người lập “Cửa hàng hóa chất Kim Biên” trên Facebook, quảng cáo với những lời lẽ có cánh: “Cà phê đậm đặc pha sẵn siêu lợi nhuận 8X tái xuất giang hồ”. Theo chỉ dẫn của cửa hàng này, cứ 1 bình cà phê sệt loại 2 lít sẽ cho ra 16 lít cà phê và có thể pha được 320 ly. Với giá 380.000 đồng/2 lít, tiền vốn bỏ ra chưa tới 1.000 đồng/ly, lợi nhuận là… khỏi phải nói!

Người đại diện trang Facebook này còn khoe có rất nhiều loại và hương tạo mùi giống hệt các loại cà phê Moka, Robusta, Brazil… với giá bán qua mạng từ 150.000-380.000 đồng/bình loại từ 2 đến 5 lít. Khách hàng muốn đặt hàng giao tận nơi trong nội thành, tối thiểu phải mua 5 bình trở lên. “Lấy 5 bình sẽ được miễn phí giao hàng, để khi nào bán cũng được mà không giới hạn thời gian...” - người này nói.

Trước sự xuất hiện của loại cà phê độc hại này, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh cà phê có thương hiệu tỏ ra rất bức xúc. Bà Nguyễn Thu Phương, một chủ kinh doanh quán cà phê uy tín ở đường Hồng Bàng (quận 5), lo lắng: “Để có 5 lít cà phê thật phải tốn ít nhất gần 3 triệu đồng tiền nguyên liệu. Vậy thì 5 lít cà phê nguyên chất pha sẵn mà chỉ một vài trăm ngàn đồng là quá rẻ. Điều đó, chắc chắn họ đã dùng hóa chất gây hại cho sức khỏe và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến uy tín của các hãng cà phê”.

Quản lý rối mù

Đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM cho biết trên địa bàn TP HCM hiện có 95 cơ sở sản xuất cà phê; chủ yếu rang, xay và đóng gói. Trong số này, có 92 cơ sở được chi cục kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Theo quy trình, sau khi có giấy này, cơ sở sản xuất cà phê phải đến Chi cục ATVSTP TP đăng ký thủ tục công bố chất lượng và chỉ khi nào được cấp giấy tiếp nhận công bố thì mới được bán sản phẩm ra thị trường.

“Tùy theo mục tiêu kinh doanh, có cơ sở công bố 100% cà phê tự nhiên hoặc pha trộn 10% đậu nành, 5% bắp hay sử dụng thêm hương liệu như hương cà phê, hương ca cao… Còn trong quá trình sản xuất, cơ sở phải tuân thủ theo công bố của mình và định kỳ hằng năm, ít nhất 2 lần lấy mẫu gửi đi xét nghiệm để chứng minh chất lượng đúng như công bố. Sau khi sản phẩm lưu thông ra thị trường, nếu cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra mà phát hiện hàm lượng caffein dưới 1% thì sẽ bị phạt tiền rất nặng” - đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật TP nhấn mạnh.

Đó là về quy trình đăng ký, công bố chất lượng ATVSTP theo quy định còn trên thực tế, việc quản lý, ngăn chặn loại cà phê hóa chất này là rối mù, có thể tạo ra nhiều kẽ hở. Ông Trần Ngọc Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, cho rằng theo quy định, việc kiểm tra các sản phẩm hương liệu, phụ liệu cà phê thuộc về ngành y tế.

Trong khi đó, ông Trần Văn Tiết, Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP - Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, nói chi cục chỉ quản lý 2 cơ sở bán phụ gia thực phẩm trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột còn các cơ sở bán xen lẫn với nhiều loại hàng hóa khác nữa thì không thuộc thẩm quyền của chi cục mà thuộc ngành công thương. Cụ thể hơn, việc kiểm tra các cửa hàng bán hàng hóa tổng hợp do cơ quan quản lý thị trường của Sở Công Thương thực hiện.

Thế nhưng, theo ông Nguyễn Đào Chí, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, chức năng của quản lý thị trường là kiểm tra hóa đơn chứng từ hàng hóa còn chất lượng sản phẩm thì thuộc về Chi cục ATVSTP và Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (!)…

Đáng ngại việc pha trộn hóa chất

TS-BS Lâm Quốc Hùng, Trưởng Phòng Giám sát ngộ độc thuộc Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết trong quá trình sản xuất, việc gia giảm thành phần để tăng khẩu vị, độ béo cho cà phê là hoàn toàn bình thường nhưng đáng ngại nhất là việc trộn những thành phần hóa học tạo đắng, tạo độ ngậy, tạo màu sắc và trộn chất kích thích gây hưng phấn để đánh lừa người sử dụng rằng sản phẩm là cà phê thật. Để biết loại cà phê đặc sệt như báo chí phản ánh độc hại hay không độc hại, không thể đánh giá được bằng cảm quan mà cần phải kiểm nghiệm các thành phần có trong sản phẩm. Hiện sản phẩm này do Bộ Công Thương quản lý.

Cũng theo BS Hùng, chất caffein có trong cà phê là một loại chất kích thích nhẹ giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Tuy nhiên, lạm dụng cà phê để kích thích, cố gắng làm việc khi cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ có thể gây những tác động xấu cho tim mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

N.Dung

Cà phê rớt giá, tiền tỷ bốc hơi

Theo ĐÌNH THI - NGỌC ÁNH - CAO NGUYÊN

Người lao động

-->Đọc thêm...

Cà phê thật giả lẫn lộn (P1): Người tiêu dùng đang bị “bịt mắt”?

Cà phê thật giả lẫn lộn (P1): Người tiêu dùng đang bị “bịt mắt”?
Ảnh minh họa

Văn hóa uống cà phê của người Việt là nét đặc trưng độc đáo đã được báo chí thế giới đề cập. Chúng ta không khó để tìm mua 1 ly cà phê sửa đá, cà phê đen, … trên đường phố Việt. Tuy nhiên, chất lượng cà phê là cả 1 câu chuyện phía sau.

Cà phê thật giả lẫn lộn?

Theo VTV, tại TP Hồ Chí Minh, những chiếc xe đẩy bán cà phê xuất hiện ở mọi nơi. Chỉ từ 8 nghìn – 10 nghìn đồng, người bán khẳng định đây là cà phê thật.

Tại các quán cà phê sang trọng, giá 1 ly cà phê có thể tới 40 nghìn đồng nhưng không ai dám chắc về chất lượng của ly cà phê này.

Rất khó để xác định thật giả của cà phê nhất là những người chỉ uống vì thói quen, còn xuất xứ của những ly cà phê thì chỉ những người trong nghề mới nhận biết.

Màu sắc, hương liệu hóa chất tạo nên 1 ly cà phê “đểu” có thể gây hại cho người tiêu dùng. Khi tìm đến chợ Kim Biên, TPHCM, nơi được mệnh danh là thiên đường của các loại hóa chất, nhóm PV đã tìm thấy đủ loại hương liệu tạo ra 1 ly cà phê. Ngay cả chất tạo bọt cà phê cũng có tại đây.

Những hương liệu không nhãn mác được bày bán tràn lan.
Những hương liệu không nhãn mác được bày bán tràn lan.

Những loại hương liệu như cà phê moka, cà phê chồn không nhãn mác được bày bán tràn lan tại đây có giá 300 nghìn đồng/lít. Còn có loại lên đến tiền triệu. Người bán cho biết: Hương liệu được làm sẵn này rất “ngon”?.

Qua tìm hiểu, tất cả các cửa hàng ở đây đều đăng kí kinh doanh các mặt hàng hương liệu hóa chất thực phẩm háo chất công nghiệp, ước tính có hàng ngàn lít hương liệu được chứa trong các thùng không nhãn mác tại đây.

Trả lời câu hỏi vì sao để hương liệu hóa chất trôi nổi bày bán, đại diện chợ Kim Biên cho rằng: Khu vực này không thuộc quán lý của chợ.

Theo 1 số chủ cửa hàng, hàng ngày có hàng tram lít hóa chất không nhãn mác được tiêu thụ phục vụ cho nhu cầu chế biến thực phẩm đồ uống trong đó cà phê.

Hạt ngô hạt đậu tương biến thành hạt cà phê?

Trong vai 1 người đi học nghề chế biến cà phê, phóng viên VTV đã tiếp cận một cơ sở chuyên chế biến cà phê bẩn tại địa bàn giáp ranh 2 quận Bình Chánh và Hoóc Môn TP HCM.

Tại đây, cà phê được chế biến từ đậu tương, ngô, và vỏ cà phê. Theo người chủ cho biết tỷ lệ là 30% cà phê, 70% đậu bắp và vỏ cà phê, dùng thêm nước màu đường nấu đều. Khi đun, cơ sở này cho thêm 1 ít bột gọi là chất tạo bọt. Tại đây tất cả các sản phẩm rang cháy trộn đều vào với nhau tiếp tục được bổ sung hóa chất.

Những hóa chất được trộn vào cà phê. Nguồn: VTV.
Những hóa chất được trộn vào cà phê. Nguồn: VTV.

Giá mỗi kg cà phê có bao bì là 100 nghìn đồng, số khác bỏ vào túi nilong đem bỏ mối cho các quán cà phê với giá 60 nghìn đồng.

Vậy là những kg cà phê với bao bì bắt mắt đã “đánh lừa” được người tiêu dùng. Và hàng ngày cơ sở này cung cấp ra thị trường hàng trăm kg cà phê mỗi ngày. Trong đó có cả những chuyến hàng đưa ngược về nơi xuất xứ cà phê – Buôn Ma Thuật.

Bất chấp thủ đoạn sản xuất cà phê “bẩn” vì lợi nhuận siêu khủng

Theo Bảo Ngọc

BizLIVE

-->Đọc thêm...

Nông dân “méo mặt”, doanh nghiệp lao đao vì giá càphê xuống thấp

Nông dân “méo mặt”, doanh nghiệp lao đao vì giá càphê xuống thấp

Tỉnh Quảng Trị có khoảng 5.000 ha càphê Arabica trồng tại huyện miền núi Hướng Hóa đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức bởi giá cả, thời tiết. Người trồng càphê lao đao vì sản phẩm làm ra không đủ bù đắp chi phí, còn những doanh nghiệp (DN) chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu lại gặp khó khăn về vốn vì vướng nợ xấu.

Nông dân lỗ, doanh nghiệp nợ

Khoảng 3 năm trước, "thủ phủ" cà phê của tỉnh Quảng Trị vào vụ mùa thì chợ lao động tại đường 14 giao với Quốc lộ 9 tại thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) rất nhộn nhịp, đông đúc. Người lao động từ đồng bằng tay xách nách mang chỉ cần bước xuống xe, là đã được chủ vườn càphê đến hỏi han, ngã giá về ngày công. Bây giờ thì khác, nom hơn nửa vụ mùa mà chợ cứ vắng hoe, giá càphê tuột dốc nên không ai thiết tha thuê nhân công để thu hái nữa.

Ông Hồ Văn Kham, chủ vườn càphê ở xã Hướng Phùng não nề, giá càphê quá thấp nên năm nay lỗ nặng, "bình quân giá càphê quả tươi từ đầu vụ đến nay xấp xỉ 5.000 đồng/1kg, mới nhẩm tính thôi là đủ đau đầu rồi".

Ông Kham nhẩm tính rằng, trả tiền cho người thu hái thuê cứ mỗi kg là 2.000 đồng, còn lại 3.000 đồng chia nhỏ ra tiền phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc... thì chưa trả được tiền nợ phân bón vụ này. Năm trước, và năm trước nữa, ông Kham cũng không lời lãi từ vườn cà phê vì giá quá thấp. Dù sản lượng không đến nỗi nhưng lỗ cứ kéo dài, nên ông Kham đang tính chuyện không tái canh lại diện tích càphê đã già cỗi mà chuyển sang trồng hồ tiêu.

Vì giá rẻ, dù chưa hết vụ mùa nhưng không ít chủ vườn đã "chán nản", tuốt luôn cả càphê quả đang còn xanh để bán. Bởi nếu đợi càphê chín đến đâu hái đến đó, sẽ rất tốn công và... lỗ càng thêm nặng.

Nông dân buồn thiu vì làm không có lãi, còn DN chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu càphê có tiếng ở huyện Hướng Hóa cũng méo mặt vì quá "nhàn". Cty TNHH Đại Lộc những năm qua là DN duy nhất ở huyện Hướng Hóa có khả năng xuất khẩu trực tiếp thương hiệu càphê Khe Sanh ra thế giới. Niên vụ này, Đại Lộc đã có phương án sản xuất cụ thể và có nhu cầu vay từ 20 đến 50 tỉ đồng để thu mua, xuất khẩu càphê. Nhưng do không được tiếp cận nguồn vốn, nên Đại Lộc chỉ mua nhỏ giọt từ 20 đến 50 tấn càphê quả tươi/ngày (công suất nhà máy từ 120 đến 150 tấn/ngày).

Ông Trần Quang Hải - Giám đốc Cty Đại Lộc cho biết: "Cty có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với đối tác nước ngoài, nên giải quyết vốn xoay vòng rất nhanh. Nhưng không được ngân hàng giải ngân cho vay, nên chỉ sản xuất nhỏ giọt bằng cách liên kết với hộ dân, DN nhỏ theo dạng ký gửi, hoặc huy động vốn tự có". Ngoài Cty Đại Lộc, Cty Cổ phần Thái Hòa Quảng Trị và một số DN có "số má" khác cũng rơi vào trường hợp tương tự.

Hết vụ mùa ngân hàng mới giải ngân cho vay?

Ông Nguyễn Văn Siêu, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Hướng Hóa cho biết, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì nếu DN có nợ xấu sẽ không được cho vay. "Những DN như Đại Lộc, Thái Hòa đã bán nợ cho VAMC (đơn vị mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng) nên không tiếp cận được vốn vay mới vì vướng một số quy định" - ông Siêu, nói.

Trước đó, vào giữa tháng 10.2015, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan trên địa bàn và xác định một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá thấp là vì càphê chín sớm, chỉ có các DN nhỏ thu mua với vốn tự có nên giá cũng không cạnh tranh... Nếu tình hình này kéo dài, nguy cơ nông dân phá bỏ vườn càphê để chuyển đổi sang cây trồng khác là rất cao. Vì vậy, ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã ký văn bản "Đề nghị cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nông dân và DN" gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam và Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Agribank Việt Nam.

Ngày 26.11.20015, Agribank tỉnh Quảng Trị cũng đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho nông dân và DN kinh doanh càphê tại huyện Hướng Hóa. Đại diện của Ngân hàng Nhà nước có mặt tại hội nghị nói rằng sẽ có văn bản, xem xét tháo gỡ những vướng mắc nhưng đến thời điểm này (gần hết niên vụ càphê) vẫn chưa có thông tin gì. Trước đó, vào niên vụ càphê năm 2014, Cty Đại Lộc dù bị vướng nợ xấu nhưng vẫn được xem xét cho vay để sản xuất. Tuy nhiên, ngân hàng giải ngân quá chậm, nên đến lúc tiếp cận được vốn vay thì đã hết... vụ mùa.

Ông Nguyễn Văn An, Tổng Giám đốc Cty CP Thái Hòa Quảng Trị nói rằng việc các DN lớn chế biến, kinh doanh càphê vướng nợ xấu là vào năm 2013, lúc đó gia càphê thị trường thế giới giảm mạnh. Nhưng, nếu bây giờ ngân hàng tạo điều kiện cho vay và có quy chế giám sát đặc biệt bởi một cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng địa phương, thì DN mới làm ra lợi nhuận để trả nợ mới, nợ cũ...

Ông Trần Quang Hải khẳng định rằng, niên vụ này dù ngân hàng có cho vay đi nữa, cũng đã "muộn màng". Bởi như năm trước, đến lúc Đại Lộc được giải ngân thì càphê đã không còn quả nào trên cây ."Cho DN tiếp cận vốn vay phải từ đầu vụ, mới có cơ sở để kinh doanh, để kiếm lợi nhuận mà trở nợ, chứ hết vụ rồi mới được vay để tính ngày trả lãi thì nguy hiểm quá" - ông Hải, nói.

Cái nguy hiểm nhất mà càphê Khe Sanh đang phải đối mặt, theo ông Hải là hiện nông dân không có lợi nhuận, nên không dám đầu tư vào cây càphê nữa. Bên cạnh đó, các DN nhỏ do không xuất khẩu trực tiếp được với thương hiệu càphê Khe Sanh, nên đã bán cho các đại lý khác để trộn lẫn với càphê kém chất lượng để tung ra thị trường. Vậy thương hiệu càphê Khe Sanh sẽ đi về đâu, khi cả nông dân và DN đều cầm chừng và được quan tâm khi đã "muộn màng".

Cà phê rớt giá, tiền tỷ bốc hơi

Theo Hưng Thơ

Lao động

-->Đọc thêm...

USDA: Tồn kho cà phê thế giới sẽ giảm do xuất khẩu và tiêu thụ cao kỷ lục

USDA: Tồn kho cà phê thế giới sẽ giảm do xuất khẩu và tiêu thụ cao kỷ lục

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo vừa công bố cho biết xuất khẩu và tiêu thụ cà phê thế giới niên vụ 2015/16 sẽ cao kỷ lục trong khi sản lượng sẽ chỉ nhỉnh hơn chút ít so với niên vụ trước nên tồn trữ sẽ giảm nhẹ.

Trong báo cáo công bố 2 lần mỗi năm, USD dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2015/16 sẽ đạt 150,1 triệu bao (1 bao = 60 kg), tăng 600.000 bao so với niên vụ 2014/15 nhưng thấp hơn 2,5 triệu bao so với dự báo hồi tháng 6.

Sản lượng tăng so với năm trước chủ yếu nhờ cao kỷ lục ở Indonesia và Honduras, và sản lượng Robusta của Việt Nam hồi phục.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo sẽ đạt 148,3 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2014/15, và xuất khẩu sẽ đạt 106,5 triệu bao, tăng 5,3% so với niên vụ trước.

Nước sản xuất lớn nhất thế giới – Brazil – sẽ thu hoạch 49,4 triệu bao trong niên vụ 2015/16, giảm so với 52,4 triệu bao dự báo hồi tháng 6 và 54,3 triệu bao thu hoạch trong vụ 2014/15. Sản lượng Robusta của nước này sẽ đạt 13,3 triệu bao, giảm 3,7 triệu bao so với niên vụ trước, còn Arabica sẽ đạt 36,1 triệu bao, giảm 1,2 triệu bao, do khô hạn. Kết quả là xuất khẩu cà phê nhân sẽ giảm 3,1 triệu bao xuống 30 triệu bao, còn tồn trữ cuối vụ sẽ giảm 4,2 triệu bao xuống 5,2 triệu bao.

Vụ mùa của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 29,3 triệu bao, tăng 1,9 triệu bao so với niên vụ trước. Mặc dù năm qua nông dân phản ứng với giá thấp bằng việc giảm lượng bán ra và tích trữ lại, xuất khẩu dự báo sẽ vẫn tăng 6,3 triệu bao lên 26,7 triệu bao, và dự trữ sẽ giảm 1,6 triệu bao xuống 4,2 triệu bao.

Sản lượng của Indonesia dự báo sẽ tăng 1,8 triệu bao lên kỷ lục 10,6 triệu bao, bởi sản lượng Robusta hồi phục nhờ thời tiết thuận lợi đúng dịp cây trổ hoa. Xuất khẩu cà phê nhân của nước này dự báo sẽ tăng 400.000 bao lên 5,5 triệu bao nhờ nhu cầu cao từ EU, còn cà phê hòa tan sẽ tăng 700.000 bao lên 2,6 triệu bao, nhờ nhu cầu mạnh từ Philippines.

Dưới đây là dự báo cụ thể về cung – cầu cà phê thế giới (triệu bao)

Cà phê siêu đặc làm loạn thị trường

Vân Chi

Theo Trí thức trẻ/USDA

-->Đọc thêm...

Phát hiện cơ sở chế biến cà phê “bẩn” tại Nha Trang

Phát hiện cơ sở chế biến cà phê “bẩn” tại Nha Trang
Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa lấy mẫu cà phê của cơ sở Hoàng Minh để gởi đi kiểm nghiệm - Ảnh: CHU ĐỨC HÙNG.

Đó là cơ sở sản xuất cà phê bột Hoàng Minh (ở thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang).

Ngày 25-12, ông Nguyễn Trọng Chánh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa) - cho biết vừa kiểm tra, phát hiện cơ sở sản xuất cà phê Hoàng Minh vi phạm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tại đây có nhiều loại nguyên liệu, hóa chất, phụ gia sử dụng để sản xuất cà phê không rõ nguồn gốc, không có hồ sơ quản lý; nền khu vực sản xuất dơ bẩn, bong tróc; khu vực làm nguội cà phê sau khi rang sử dụng vật liệu không phù hợp; cà phê thành phẩm bỏ tràn ra nền nhà...

Cơ sở sản xuất này cũng không có giấy phép đăng ký kinh doanh.

Một cán bộ tham gia đoàn kiểm tra cho biết chủ cơ sở là bà Bùi Thị Diện cho biết mỗi ngày sản xuất được khoảng 50kg cà phê và phân phối cho các quán cà phê cóc, còn các nguyên liệu, vật liệu sử dụng để sản xuất cà phê được mua ngoài thị trường.

Bà này cũng thừa nhận cơ sở không đảm bảo điều kiện vệ sinh và hứa khắc phục.

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã lấy mẫu cà phê của cơ sở Hoàng Minh gửi Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 3 
(TP.HCM) để kiểm nghiệm.

Theo ông Chánh, chi cục đang mở đợt cao điểm kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp từ ngày 
10-12 đến hết Tết Bính Thân. Đây là cơ sở sản xuất cà phê duy nhất bị phát hiện vi phạm trong gần nửa tháng kiểm tra.

Cà phê “bẩn” - nguyên nhân khiến ung thư gia tăng

Theo DUY THANH

Tuổi trẻ

-->Đọc thêm...

Thay đổi phương thức sản xuất để nâng giá trị cà phê xuất khẩu

Thay đổi phương thức sản xuất để nâng giá trị cà phê xuất khẩu

Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu càphê đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, quá trình sản xuất cào bằng, các loại càphê tốt, xấu đều được thu mua ngang giá nên đã dẫn đến tình trạng càphê kém chất lượng và giảm giá như hiện nay.

Chính vì vậy, việc thúc đẩy sản xuất càphê hướng đến chất lượng đang được chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các nhà nhập khẩu đề xuất nhiều nhất.

Tái canh để nâng cao chất lượng

Theo ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cả nước có hơn 650.000ha càphê, tập trrung chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước…; trong đó, diện tích cần phải tái canh và ghép cải tạo để nâng cao chất lượng càphê là 200.000 ha.

Cho đến cuối tháng 12/2015, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước đã tái canh, ghép cải tạo được hơn 61.000ha. Tỉnh Lâm Đồng thực hiện hơn 22.000ha, Đắk Lắk hơn 15.000ha, Đắk Nông hơn 6.000ha, riêng Tổng công ty càphê Việt Nam thực hiện hơn 11.000ha.

Tái canh và ghép cải tạo vườn càphê là vấn đề lớn đối với cả nông dân lẫn doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải đầu tư kỹ thuật, vốn lớn nhưng rủi ro cao. Thế nhưng, trước thực tế nhiều vườn càphê già hiện nay bắt buộc phải thực hiện bước này mới có thể cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cho doanh nghiệp xuất khẩu càphê.

Để khâu tái canh và ghép cải tạo các vườn càphê tốt hơn, các hộ nông dân và doanh nghiệp trồng càphê phải nắm vững thông tin các loại giống càphê cao sản. Riêng với các hộ nông dân, ngành nông nghiệp địa phương phải hướng dẫn họ kỹ thuật cũng như cách thức vay vốn để tái canh và đầu tư.

Trong thời gian qua, Hiệp hội càphê cacao Việt Nam đã hỗ trợ gần 20 tấn hạt giống và hơn 560.000 cây càphê vối lai cao sản TRS1 cho hàng ngàn hộ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã của 5 tỉnh Tây Nguyên. Riêng Công ty Nestle Việt Nam cho đến cuối năm 2015 cũng đã hỗ trợ 11 triệu cây càphê giống cho các hộ nông dân khu vực Tây Nguyên - ông Nguyễn Nam Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội càphê Cacao Việt Nam cho biết.

Ngân hàng Thế giới (World bank) cũng có dự án hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Theo ông Chris Jackson, chuyên gia chính về phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới, kinh phí của dự án này sẽ giúp cải thiện canh tác và tập quán canh tác, thúc đẩy kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp là 238 triệu USD. Dự án tập trung vào phát triển cây lúa và cây càphê. Một phần kinh phí sẽ hỗ trợ cho 62.000 hộ trồng càphê tại 12 huyện sản xuất càphê lớn nhất của 5 tỉnh Tây Nguyên.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tái canh càphê sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh chất lượng càphê hơn nữa, theo kịp với tốc độ tái canh của các quốc gia xuất khẩu cạnh tranh với càphê Việt Nam hiện nay. Để việc tái canh thuận lợi hơn, phía ban điều phối cũng phối hợp với Tổ chức càphê thế giới (ICO) để học hỏi kỹ thuật tái canh, phổ biến cho các hộ nông dân sản xuất càphê.

Phân loại càphê ngay từ đầu

Bên cạnh việc tái canh cây càphê để nâng cao năng suất và chất lượng thì các khâu khác trong chuỗi sản xuất càphê cũng cần được đầu tư.

Theo ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), thương lái và doanh nghiệp phải thay đổi phương thức thương mại để thúc đẩy nhà nông hướng tới thu hoạch càphê theo đúng chất lượng mà doanh nghiệp yêu cầu.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp thu mua cào bằng các loại càphê, làm cho nông dân chỉ chú trọng đến lợi nhuận, mà không quan tâm đến chất lượng càphê. Cụ thể, với càphê chín, nông dân chỉ có thể thu hoạch bằng một nửa càphê xanh, non, thì nhà thu mua phải mua với giá gấp đôi.

Còn càphê xanh, non, nông dân lại thu hoạch gấp đôi càphê chín. Nếu bán ngang giá nhau thì không ai chọn cách chờ trái chín mới thu hoạch.

Mặt khác, trong chế biến càphê, phần thất thoát nằm ở khâu mua, bán không cân đối. Vì vậy, các nhà xuất khẩu phối hợp lại để xây dựng nhà máy chế biến và phân loại các hạt nguyên chất lượng cung cấp cho xuất khấu, với hạt đen, nâu, hạt sâu hoặc hạt vỡ để làm mặt hàng giá trị gia tăng, cung cấp cho thị trường nội địa, xóa lỗ thủng mặt hàng giá trị gia tăng ở thị trường nội địa.

Ngành càphê cũng chỉ có thông số hạt vỡ hiện nay là 5%, vì vậy cũng cần có quy chuẩn phân loại hạt tốt, hạt xấu. Khi phân loại được chất lượng hạt càphê và có quy chuẩn cụ thể thì ngành càphê cũng sẽ khắc phục dần tình trạng càphê bột tràn lan không có quy chuẩn hoặc quy chuẩn pha trộn các loại đậu nành, bắp (ngô) rang và các loại hóa chất cung cấp tại thị trường nội địa, ông Nguyễn Úc, Chủ tịch Hợp tác xã nông nghiệp Thịnh Phú, Đắk Lắk chia sẻ.

Bên cạnh đó, khi phân loại chất lượng tốt hơn thì ngành càphê Việt Nam sẽ tạo uy tín hơn nữa với thị trường và các doanh nghiệp nhập khẩu. Với các thị trường tiêu thụ càphê lớn của Việt Nam như Đức, Mỹ, Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, càphê nguyên chất, không có sự pha trộn mới là càphê chất lượng.

Vì vậy, các hộ nông dân tự phân loại chất lượng hạt ngay từ đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phía doanh nghiệp, vừa tiết kiệm kinh phí kiểm tra, thử nghiệm, vừa tiết kiệm thời gian mà lợi nhuận nông dân thu được cũng sẽ cao hơn, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Intimex cho biết./.

Cà phê “bẩn” - nguyên nhân khiến ung thư gia tăng

Theo Hồng Nhung

Vietnam+

-->Đọc thêm...