Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

03/12: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng lên 33,6 – 33,9 triệu đồng/tấn

Hôm nay (3/12), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục tăng 200.000 đồng/tấn lên 33,6 – 33,9 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 tăng liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

thi-truong-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 9 USD từ 1.550 USD/tấn hôm qua lên 1.559 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng 5-9 USD/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 tăng liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.499 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 5 USD/tấn lên 1.526 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 5 USD/tấn lên 1.551 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 5 USD/tấn lên 1.573 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 0,55-0,6 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 0,65 cent/pound lên 117,8 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 0,55 cent/pound lên 120,45 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 0,6 cent/pound lên 122,65 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 0,6 USD/tấn lên 124,75 USD/tấn.

Giá cà phê tăng chủ yếu do nguồn cung thắt chặt. Theo Volcafe, xuất khẩu cà phê của Brazil tăng mạnh, chủ yếu do real Brazil suy yếu so với USD, đã làm giảm nguồn cung cà phê Arabica.

Volcafe cũng nâng dự báo thiếu hụt cà phê Arabica Brazil vụ trước thêm 1,4 triệu bao lên 7 triệu bao và thêm 2,2 triệu bao lên 5 triệu bao trong niên vụ 2015-2016.

Sản lượng cà phê Brazil (cả Arabica và Robusta) giảm 8 triệu bao xuống 49,2 triệu bao trong năm 2014 và giảm thêm 900.000 bao trong năm nay, theo Volcafe.

Volcafe hạ ước tính thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ 2015-2016 xuống 5,1 triệu bao (giảm 1,3 triệu bao) và niên vụ 2015-2016 xuống 2,3 triệu bao (giảm 1,2 triệu bao).

Triển vọng sản lượng cà phê Việt Nam – nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới – cũng bị hạ 300.000 bao xuống 29,7 triệu bao do thời tiết khô hạn.

Báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết, theo thống kê thì đến nay Việt Nam có khoảng 650.000 ha cà phê, được trồng ở 22 tỉnh, thành phố, bao gồm 5 vùng sản xuất chính là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (sáu tỉnh), Nam Trung Bộ (ba tỉnh), Bắc Trung Bộ (bốn tỉnh) và trung du miền núi phía Bắc (ba tỉnh).

Nhưng điều điều đáng lo ngại là trong 650.000 ha cà phê hiện có không ít diện tích cà phê đã già cỗi, trong đó, khoảng 86.000 ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%), 140.000 ha 15-20 năm tuổi (chiếm 25%). Tổng diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong năm năm tới khoảng 140.000-160.000 ha. Nếu không “thay máu” thì không chỉ sản lượng cà phê Việt Nam bị ảnh hưởng do năng suất giảm, chất lượng hạt cà phê giảm, tác động lớn đến sức cạnh tranh xuất khẩu.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 02/12/2015
  • Thị trường cà phê ngày 01/12/2015
  • Thị trường cà phê ngày 30/11/2015
-->Đọc thêm...

04/12: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng lên 34,2 – 34,5 triệu đồng/tấn

Hôm nay (4/12), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục tăng 600.000 đồng/tấn lên 34,2 – 34,5 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 38 USD từ 1.559 USD/tấn hôm qua lên 1.597 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng khá mạnh 37-40 USD/tấn, ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 38 USD/tấn lên 1.537 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 37 USD/tấn lên 1.563 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 40 USD/tấn lên 1.591 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 40 USD/tấn lên 1.613 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 4,25-4,4 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 4,25 cent/pound lên 122,05 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 4,4 cent/pound lên 124,85 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 4,4 cent/pound lên 127,05 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 4,35 USD/tấn lên 129,1 USD/tấn.

Mọi con mắt đều dồn vào thị trường cà phê Việt Nam trong tuần này khi vụ thu hoạch đang lên cao điểm và giá cộng thêm (premium) tăng lên trong khi nguồn cung của Indonesia khá thắt chặt, giới thương nhân cho biết hôm thứ Năm 3/12.

Giá cộng thêm đối với cà phê loại 2, 5% đen vỡ được chào ở 30-50 USD/tấn đối với hợp đồng giao tháng 3, tăng so với 20-40 USD/tấn một tuần trước.

Sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 dự đoán tăng nhẹ 1,4% lên 28,3 triệu bao, sau khi giảm 6,4% trong niên vụ 2014-2015, BMI Research thuộc Fitch Rating cho biết trong báo cáo ra hôm thứ Tư 2/12.

Nguồn cung cà phê tại Việt Nam hiện khá dồi dào trong khi nhu cầu xuất khẩu thấp kể từ đầu năm 2015, báo cáo cho biết và lượng cà phê lưu kho của Việt Nam có thể giữ cho thị trường cà phê toàn cầu có nguồn cung đầy đủ trong năm 2016.

Dự báo của BIM Research thấp hơn so với dự báo của Volcafe về sản lượng cà phê Việt Nam ở 29,7 triệu bao, trong khi Bộ NN&PTNT Việt Nam dự đoán sản lượng tăng 7% so với 29,3 triệu bao vụ trước.

Trái lại, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 có thể giảm 10% xuống 18 triệu bao.

Rabobank vừa đưa ra dự báo thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ 2015-2016 đạt khoảng 2,7 triệu bao, nhưng con số này khá khiêm tốn so với lượng cà phê lưu kho của Việt Nam, hiện đạt ít nhất 5,5 triệu bao.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 03/12/2015
  • Thị trường cà phê ngày 02/12/2015
  • Thị trường cà phê ngày 01/12/2015
-->Đọc thêm...

05/12: Giá cà phê Tây Nguyên không đổi ở mức 34,2 – 34,5 triệu đồng/tấn

Hôm nay (5/12), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau 3 phiên tăng liên tiếp, giao dịch không đổi ở 34,2 – 34,5 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

thi-truong-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 1 USD từ 1.597 USD/tấn hôm qua lên 1.598 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta, ngoại trừ kỳ hạn giao tháng 1/2016, tiếp tục tăng nhẹ 1-2 USD/tấn, ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 1 USD/tấn xuống 1.536 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 1 USD/tấn lên 1.564 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 1 USD/tấn lên 1.592 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 2 USD/tấn lên 1.615 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 1,95-2,1 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 1,95 cent/pound lên 124 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 2,1 cent/pound lên 126,95 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 2,05 cent/pound lên 129,1 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 2,05 USD/tấn lên 131,15 USD/tấn.

Các vùng trồng cà phê chủ chốt tại Đông Nam Brazil tiếp tục có mưa và được hiện tượng El Nino hỗ trợ – thường mang lại nhiều mưa hơn cho khu vực phía nam Brazil. Do vậy, thị trường dự đoán sản lượng cà phê Arabica trong niên vụ tới có thể đạt 40 triệu bao.

Tuy nhiên, các vùng trồng cà phê Robusta/Conilon và bang Espirito Santo do lượng mưa tại đây vẫn thấp trong 3 tháng qua, dự đoán sản lượng cà phê Robusta trong niên vụ tới chỉ đạt chưa đến 15 triệu bao.

Sự sụt giảm sản lượng cà phê Robusta của Indonesia trong năm tới có thể được bù đắp khi sản lượng cà phê của Việt Nam tăng 2-3 triệu bao, nhưng những vấn đề tại Indonesia có thể thắt chặt nguồn cung Robusta vào nửa cuối năm 2016.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 04/12/2015
  • Thị trường cà phê ngày 03/12/2015
  • Thị trường cà phê ngày 02/12/2015
-->Đọc thêm...

Giá cà phê hôm nay (07/12/2015)

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,598Trừ lùi: +60
Giá cà phêĐắk Lắk34,5000
Lâm Đồng34,2000
Gia Lai34,5000
Đắk Nông34,5000
Hồ tiêu175,000+1000
Tỷ giá USD/VND22,4300
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
01/161536-1-0.07 %3768154215171534
03/161564+1-0.06 %5760157115441563
05/161592+1-0.06 %1274159715721586
07/161516+2-0.12 %341161915981610
Đơn vị tính: USD($)/ Tấn Giá cà phê| Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
12/15124+1.95+1.6 %8124122.25122.25
03/16126.95+2.1+1.68 %15959127.3123.45125
05/16129.1+2.05+1.61 %1991129.35125.65127.05
07/16131.15+2.05+1.59 %1282131.35127.85129.55
Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 05/12/2015
  • Thị trường cà phê ngày 04/12/2015
-->Đọc thêm...

Ngành cà phê Việt Nam thiệt hại nặng vì thông tin thất thiệt

Ngành cà phê Việt Nam thiệt hại nặng vì thông tin thất thiệt
Tin đồn thất thiệt về sản lượng và lượng tồn kho khiến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh. (Ảnh minh họa: Internet)

Thông tin không chính xác là Việt Nam tồn kho cà phê số lượng lớn và niên vụ 2015-2016 được mùa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu.

Hàng loạt vấn đề được quan tâm hiện nay về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê được đưa ra bàn thảo tại Diễn đàn “Triển vọng và phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam 2015” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 2/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên thị trường hiện nay, các nước có sản phẩm cà phê cạnh tranh lớn nhất với Việt Nam như Brazil, Colombia, Indonesia… đã hầu như bán hết hàng. Sản phẩm cà phê của Việt Nam trên sàn giao dịch London và trên thị trường thế giới hiện nay được ví như “một mình một chợ”. Thế nhưng giá cà phê Việt Nam bị giảm mạnh. Nguyên nhân cơ bản là do giá cà phê trong nước luôn cao hơn giá cà phê trên thị trường thế giới và Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê ở dạng thô nên sức cạnh tranh thấp.

Bên cạnh đó, việc báo chí thông tin không chính xác là Việt Nam còn tồn kho cà phê số lượng lớn và niên vụ 2015-2016 được mùa, sản lượng cao hơn niên vụ trước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu cà phê của nước ta.

Trước tình hình này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn về công nghệ chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê trong nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo nông dân cố gắng giữ lại cà phê mới thu hoạch trong một thời gian nữa, không nên bán ồ ạt cà phê nhân vào thời điểm này, đồng thời tái canh đúng mùa vụ, không nên chuyển đổi sang trồng loại cây khác.

Ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam cho biết, những khó khăn hiện nay đòi hỏi từ người nông dân, doanh nghiệp đến những người làm các khâu dịch vụ, xuất nhập khẩu đều phải đảm bảo được quy chuẩn quốc tế.

“Điều quan trọng nhất là phải làm sao đảm bảo được chất lượng nhưng phải hạ giá thành thì cà phê của Việt Nam mới tham gia được vào thị trường quốc tế trong thời gian tới,” ông Nam nói.

Giá cà phê hạt của Việt Nam ở mức 33.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái và thấp nhất trong 2 năm nay. Việc giá cà phê xuống thấp dưới 35.000 đồng/kg từ nửa năm nay khiến người nông dân không có lãi, đã có khoảng 30.000 ha cà phê, chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ, được bà con chuyển sang trồng hồ tiêu và các loại cây ăn quả./.

Vụ cà phê buồn

Theo Thành Trung

VOV

-->Đọc thêm...

Trung Nguyên ngừng cung cấp G7 vì tranh chấp tài sản của vợ chồng Chủ tịch?

Trung Nguyên ngừng cung cấp G7 vì tranh chấp tài sản của vợ chồng Chủ tịch?
Ảnh minh họa.

Chiều ngày 2/12/2015, Tập đoàn Trung Nguyên đã có thông báo nối lại việc cung cấp loại cà phê này ra thị trường.

Trước những thông tin về việc ngưng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tanG7 trong toàn bộ thị trường, chiều ngày 2/12/2015, Tập đoàn Trung Nguyên đã có thông báo nối lại việc cung cấp loại cà phê này ra thị trường.

Theo Trung Nguyên, việc bảo trì thiết bị máy móc duy trì sản xuất tại các nhà máy thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên đã hoàn thành, vì vậy Trung Nguyên tiếp tục cung cấp các sản phẩm hòa tan đến khách hàng.

Trung Nguyên cho biết, do nhu cầu đặt hàng từ các nhà phân phối, khách hàng tại thị trường Việt Nam và quốc tế đều gia tăng đột biến, cùng lúc vào thời điểm cuối năm, nên Tập đoàn đã chưa cung ứng kịp thời các sản phẩm hòa tan G7 trong thời gian vừa qua.

Trước đó, hôm 30/11, Trung Nguyên thông báo đã bảo trì máy móc, dây truyền xong và cho biết nối lại việc cung cấp cà phê hòa tan ra thị trường, ngoại trừ sản phẩm cà phê G7 3in1 - bịch 16gram.

Mặc dù Trung Nguyên đã công bố như trên, tuy nhiên những người am hiểu nội bộ Trung Nguyên thì nhìn nhận việc đột xuất ngưng cung cấp cà phê trong vòng nửa tháng qua là chủ yếu là do sự tranh chấp về tài sản của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, và việc tạm ngưng cung cấp là hệ quả của việc tranh chấp nói trên.

Trung Nguyên chính thức lên tiếng về vụ tạm ngừng cung cấp cafe G7

Theo TRẦN KỲ

BizLIVE

-->Đọc thêm...

Trung Nguyên và những lời hứa bỏ ngỏ của “ông vua” cà phê Việt

Trung Nguyên và những lời hứa bỏ ngỏ của “ông vua” cà phê Việt

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên từng "giễu" Starbucks là "người khổng lồ không có bản sắc", ông cũng từng tuyên bố sẽ tấn công thị trường cà phê tiềm năng nhất thế giới (Mỹ) ngay trong năm 2013...

Tuần qua, thông tin CTCP Trung Nguyên thông báo bán trở lại cà phê G7 sau một thời gian ngưng giao hàng, đã gây xôn xao dư luận. Mặc dù đại diện Trung Nguyên đã chính thức lên tiếng giải thích lý do Trung Nguyên ngừng cung cấp sản phẩm thuộc nhóm cà phê hoà tan để bảo trì máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn những luồng thông tin cho rằng việc đột xuất ngừng cung cấp sản phẩm này trong vòng nửa tháng qua là do tranh chấp tài sản của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Trước khi Trung Nguyên công bố cung cấp trở lại một số sản phẩm thuộc nhóm cà phê hoà tan có không ít thắc mắc đã được dư luận đặt ra như tại sao Trung Nguyên không chia lịch bảo trì các nhà máy sản xuất để đảm bảo vẫn có thể sản xuất được mặt hàng này.

Thậm chí, có giả thiết nếu dừng bán sản phẩm kể trên Trung Nguyên có thể sẽ mất khoảng 18% tổng doanh thu với giá trị khoảng 185 tỷ đồng trong năm 2016.

Sự việc đang diễn ra tại Trung Nguyên khiến nhiều người lần dở những tuyên bố "đanh thép" mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng đưa ra.

Hồi đầu năm 2013, khi thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks đổ bộ vào Việt Nam, ông Vũ từng giễu Starbucks là "người khổng lồ không có bản sắc", Starbucks là "nước có mùi cà phê pha đường"... Thậm chí, tuyên bố rằng, ai uống Starbucks là sính ngoại, không yêu nước.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng "giễu" Starbucks là "người khổng lồ không bản sắc"

Nhưng thực tế, sau 2 năm Starbucks đã có 8 cửa hàng ở TP.HCM, 4 cửa hàng tại Hà Nội, dự định mở thêm tại 2 thành phố này và một số nơi khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang... và Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam từng cho biết, họ hài lòng về tốc độ tăng trưởng tại thị trường Việt Nam.

Không lâu sau hàng loạt chế giễu dành cho Starbucks, ông Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục đanh thép tuyên bố tấn công thị trường cà phê tiềm năng nhất thế giới trong năm 2013.

Ông từng chia sẻ kế hoạch bán 15% cổ phần công ty để có kinh phí cho việc mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ và mở cửa hàng ở Seattle, New York và Boston trong năm 2013.

"Chúng tôi chắc chắn sẽ vượt qua Starbucks. Chúng tôi phải cung cấp một cái gì đó hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Khách hàng tại đây sẽ được thưởng thức những ly cà phê đích thực. Dù người Mỹ vẫn chưa đánh giá cao sản phẩm, chúng tôi sẽ bắt đầu chinh phục họ từ đây”, ông Vũ từng nói.

Tuy nhiên, tại thị trường Mỹ cà phê Trung Nguyên xuất khẩu sang chủ yếu ở dạng nguyên liệu chưa qua chế biến sâu, nếu là hàng chế biến chủ yếu là rang xay và hoà tan. Và phải đối mặt với sự canh tranh gay gắt của các thương hiệu cà phê "sừng sỏ" khác trong đó có Starbucks.

Không chỉ có vấn đề trong phát triển hệ thống cà phê và bỏ ngỏ nhiều lời hứa hẹn, Trung Nguyên từng thất bại khi thực hiện chiến lược phát triển mô hình siêu thị, cửa hàng tiện lợi G7 Mart. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của G7 Mart trong đó quan trọng là vấn đề tài chính.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã tuyên bố sẽ chi mạnh hỗ trợ từ 50-200 triệu/cửa hàng tuỳ quy mô, theo đó số tổng mức chi cho 10.000 cửa hàng tiện lợi vượt gấp nhiều lần số vốn G7 Mart có.

Trong lúc những dự định, kế hoạch đề ra bất thành, cuối năm 2013, ông chủ cà phê Trung Nguyên xuất hiện trở lại trên các phương tiện truyền thông trong hình ảnh rất khác: ngồi thiền 49 ngày để tinh thân minh mẫn, nghĩ những việc lớn và thực phẩm duy nhất là món nước mè đen.

Đến đầu năm 2014, ông Vũ "đăng đàn" dư luận truyền cảm hứng cho thanh niên, chia sẻ những triết lý kinh doanh, suy tư về văn hoá Việt, khát vọng chinh phục thế giới. Ông cũng phân tích rằng điểm yếu nhất của người Việt là tính vừa tự mãn, vừa tự ti. Trong khi tự mãn không còn động cơ phấn đấu, tự ti khiến con người không dám lao ra thương trường cọ xát.

Thậm chí, Tập đoàn Trung Nguyên từng tài trợ 5 đầu sách (589 cuốn sách) bao gồm Đắc nhân tâm, Không bao giờ thất bại - tất cả là thử thách, Nghĩ giàu làm giàu, Khuyến học và Quốc gia khởi nghiệp có in dòng chữ "Những cuốn sách đổi đời do Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ chọn cho thanh niên Việt".

Tuy nhiên, tháng 6/2015 vừa qua Cục xuất bản in và phát hành (Bộ Thông tin truyền thông) đình chỉ phát hành do xuất bản không đúng bản thảo được duyệt và quảng cáo sai quy định.

Vài lời khuyên cho Trung Nguyên khi bị "chậm chân"

Theo TÂM AN

BizLIVE

-->Đọc thêm...

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Sản lượng cà phê nhân của Đắk Lắk giảm năm thứ 2 liên tiếp

Sản lượng cà phê nhân của Đắk Lắk giảm năm thứ 2 liên tiếp

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, niên vụ càphê năm 2015-2016, tỉnh Đắk Lắk chỉ đạt khoảng 440.000 tấn càphê nhân, giảm trên 14.000 tấn so với niên vụ 2014-2015.

Như vậy, liên tiếp trong 2 năm liền, tỉnh Đắk Lắk đều giảm năng suất, sản lượng càphê và không đạt kế hoạch.

Nguyên nhân giảm năng suất, sản lượng do nắng hạn kéo dài khiến trên 47.835ha càphê thiếu nước tưới, khô cành, rụng quả. Thậm chí, nhiều địa bàn trọng điểm càphê có hàng nghìn hécta càphê đang trong thời kỳ kinh doanh thiếu nước tưới bị chết khô.

Mặt khác, diện tích càphê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh cần tái canh trên địa bàn chiếm tỷ lệ tương đối lớn.

Diện tích trồng bằng các giống không được chọn lọc, năng suất thấp, kích thước quả nhỏ, không đồng đều còn khá phổ biến…

Hiện các nông hộ sản xuất kinh doanh càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tập trung lao động, phương tiện để càphê chín đến đâu thu hoạch đến đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng càphê.

Theo kế hoạch, niên vụ càphê 2015-2016, tỉnh Đắk Lắk xuất khẩu trên 250.000 tấn càphê nhân, tăng hơn niên vụ trước trên 82.900 tấn càphê nhân.

Đắk Lắk chủ trương không tăng diện tích càphê ngoài quy hoạch, tập trung nâng cao nhận thức cho các nông hộ, doanh nghiệp về sản xuất càphê bền vững, gắn liền với lợi ích kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường; tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích nông dân thâm canh càphê theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất càphê có chứng chỉ; hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu càphê, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất càphê.

Tỉnh rà soát, phân loại, xác định diện tích càphê tái canh, xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện phương án tái canh…

Địa phương khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu càphê theo hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm càphê đảm bảo chất lượng an toàn, có chứng chỉ.

Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, kết nối và thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước…

Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 200.000ha càphê, giảm 3.746ha; trong đó, gần 193.000ha càphê kinh doanh./.

Vụ cà phê buồn

Theo TTXVN/Vietnam+

-->Đọc thêm...

28/11: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 33,9 – 33,9 triệu đồng/tấn

Hôm nay (28/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục giảm 100.000 đồng/tấn xuống 33,3 – 33,9 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên thứ 3 giảm liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 4 USD từ 1.574 USD/tấn hôm qua xuống 1.570 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp hôm qua, giá cà phê Robusta giảm 4-6 USD/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 giảm liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 4 USD/tấn xuống 1.481 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 4 USD/tấn xuống 1.514 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 6 USD/tấn xuống 1.543 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 6 USD/tấn xuống 1.567 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 1,8-1,95 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá giảm 1,9 cent/pound xuống 121 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 1,95 cent/pound xuống 123,6 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm ,85 cent/pound xuống 125,75 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 1,8 USD/tấn xuống 127,8 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giảm xuống dưới mức trung bình 50 ngày, một phần do real Brazil suy yếu, giảm 2,3% so với USD, khi thị trường lại tập trung đến các vụ điều tra tham nhũng tại Brazil.

Với số liệu thu thập đến nay, cơ quan chính phủ dự đoán xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11 đạt 1,67 triệu bao, khá đồng nhất với dự đoán của thị trường, từ 1,5-1,83 triệu bao.

Lượng xuất khẩu này khá khiêm tốn nếu tính đến lượng cà phê lưu kho hiện nay, nhưng hoạt động giao dịch vẫn khá trầm lắng do hiện tượng kháng giá.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 27/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 26/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 25/11/2015
-->Đọc thêm...

Giá cà phê hôm nay (30/11/2015)

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,570Trừ lùi: 0
Giá cà phêĐắk Lắk34,000+300
Lâm Đồng33,700+400
Gia Lai34,000+500
Đắk Nông34,000+100
Hồ tiêu174,000-9000
Tỷ giá USD/VND22,4500
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
11/151481-4-0.27 %0148114810
01/161514-4-0.26 %4462153015111521
03/161543-6-0.39 %3031156015401551
05/161567-6-0.38 %786158415661575
Đơn vị tính: USD($)/ Tấn Giá cà phê| Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
12/15121-1.9-1.55 %27121120.8120.95
03/16123.6-1.95-1.55 %9201125.8123.05124.5
05/16125.75-1.85-1.45 %1267127.85125.2126.55
07/16127.8-1.8-1.39 %710129.8127.25129.05
Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 28/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 27/11/2015
-->Đọc thêm...

01/12: Giá cà phê Tây Nguyên quay đầu giảm xuống 33,2 – 33,5 triệu đồng/tấn

Hôm nay (1/12), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, lại giảm 500.000 đồng/tấn xuống 33,2 – 33,5 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 32 USD từ 1.570 USD/tấn cuối tuần trước xuống 1.538 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp cuối tuần qua, giá cà phê Robusta tiếp tục giảm 35-36 USD/tấn, ghi nhận phiên thứ 3 giảm liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá không đổi ở 1.481 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 36 USD/tấn xuống 1.478 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 36 USD/tấn xuống 1.507 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 35 USD/tấn xuống 1.532 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 3,9-4,1 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá giảm 4,1 cent/pound xuống 116,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 3,95 cent/pound xuống 119,65 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 3,95 cent/pound xuống 121,8 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 3,9 USD/tấn xuống 123,9 USD/tấn.

Tuy hồi phục đôi chút vào cuối phiên, song real Brazil vẫn giảm 0,6% so với USD trong phiên thứ Hai sau khi đã giảm mạnh trong phiên cuối tuần qua, kéo giảm giá cà phê trong bối cảnh Brazil là nước xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, thâm hụt thương mại trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt 3,78 tỷ USD so với thặng dư 2,88 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, liệu mức thâm hụt này buộc chính phủ phải gây sức ép lên các ngân hàng nhằm thắt chặt tín dụng dành cho nông dân và thương nhân nội địa – đang găm một lượng lớn cà phê vụ cũ – hay không vẫn là câu hỏi vì việc xả bán lượng cà phê lưu kho sẽ ảnh hưởng xấu đến giá cà phê và quan trọng hơn ảnh hưởng đến giá trị cà phê vụ mới – sẽ bán ra thị trường trong thời gian tới.

Chính phủ Brazil dự định bắt đầu bán đấu giá 100.263 bao cà phê Arabica lưu kho vào thứ Ba. Chính phủ nước này đặt mục tiêu bán 300.000-400.000 bao trong số 1,6 triệu bao cà phê lưu kho trong các phiên đấu giá từ giờ đến cuối năm.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 30/11/2015
-->Đọc thêm...

02/12: Giá cà phê Tây Nguyên đảo chiều tăng nhẹ lên 33,4 – 33,7 triệu đồng/tấn

Hôm nay (2/12), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái với phiên hôm qua, đảo chiều tăng 200.000 đồng/tấn lên 33,4 – 33,7 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-nhan

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 12 USD từ 1.538 USD/tấn hôm qua lên 1.550 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta đảo chiều tăng 12-14 USD/tấn, chấm dứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá không đổi ở 1.481 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 12 USD/tấn lên 1.490 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 14 USD/tấn lên 1.521 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 14 USD/tấn lên 1.546 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York đồng loạt tăng 0,25 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 0,25 cent/pound lên 117,15 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 0,25 cent/pound lên 119,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 0,25 cent/pound lên 122,05 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 0,25 USD/tấn lên 124,15 USD/tấn.

Thông tấn xã Việt Nam dẫn số liệu của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho biết, niên vụ cà phê 2015-2016, tỉnh Đắk Lắk chỉ đạt khoảng 440.000 tấn cà phê nhân, giảm trên 14.000 tấn so với niên vụ 2014-2015.  Như vậy, liên tiếp trong 2 năm liền, tỉnh Đắk Lắk đều giảm năng suất, sản lượng cà phê và không đạt kế hoạch.

Nguyên nhân giảm năng suất, sản lượng do nắng hạn kéo dài khiến trên 47.835 ha cà phê thiếu nước tưới, khô cành, rụng quả. Thậm chí, nhiều địa bàn trọng điểm cà phê có hàng nghìn hécta cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh thiếu nước tưới bị chết khô. Mặt khác, diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh cần tái canh trên địa bàn chiếm tỷ lệ tương đối lớn.

Theo số liệu của chính phủ Indonesia, xuất khẩu cà phê Robusta tháng 11 của Đảo Sumatra đạt 239.197 bao, giảm 30.765 bao, hay 11,4% so với tháng 11/2014. Như vậy, xuất khẩu cà phê 2 tháng đầu niên vụ 2015-2016 (tháng 10 – tháng 9) đạt 675.129 bao, giảm 50.410 bao, tương đương 6,95%, so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu cà phê của Sumatra giảm chủ yếu do hiện tượng kháng giá do giá tham chiếu trên sàn London ở mức thấp. Tuy nhiên, với diễn biến của hiện tượng El Nino và lượng cà phê lưu kho vụ cũ đến tận quý II/2016 và trước khi thu hoạch vụ mới, thị trường dự đoán sản lượng cà phê của Đảo Sumatra sẽ giảm và xuất khẩu cà phê từ Đảo này niên vụ tháng 10/2015-tháng 9/2016 cũng giảm sau khi đạt 4.696.081 bao trong niên vụ 2014-2015, tăng 1.106.841 bao, hay 30,84% so với niên vụ 2013-2014.

Về dài hạn, nguồn cung cà phê của Đảo Sumatra giảm trong quý II và quý III/2016 không phải là vấn đề đáng lo ngại khi lượng thiếu hụt này sẽ được bù đắp bằng lượng cà phê lưu kho vụ cũ khá lớn của Việt Nam cùng với sản lượng cà phê vụ mới dự đoán đạt 27 triệu bao.

Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 chỉ đạt 7,75 triệu bao, giảm 3,6% so với tháng 9, chủ yếu do xuất khẩu cà phê Robusta giảm 11,7% dù xuất khẩu Arabica tăng 1,9%.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 01/12/2015
  • Thị trường cà phê ngày 30/11/2015
-->Đọc thêm...

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Vụ cà phê buồn

Vụ cà phê buồn

Hiện nay bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch cà phê 2015-2016 với tâm lý buồn rầu.

Bởi sản lượng cà phê năm nay tiếp tục giảm mạnh. Đây là niên vụ thứ 3 liên tiếp cây cà phê bị mất mùa.

Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất khu vực Tây Nguyên cũng như cả nước với khoảng 203.539 ha, tăng 1.539 ha so với năm trước, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 190.208 ha, tăng 1.117 ha so với năm trước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng cà phê của tỉnh Đăk Lăk liên tục giảm dần. Nguyên nhân là do diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng, trong khi việc thực hiện tái canh chậm. Thêm vào đó là hạn hán xảy ra trên diện rộng, kéo dài khiến nhiều vườn cây xa nguồn nước bị khô héo, giảm năng suất… Đây là niên vụ thứ 3 liên tiếp cây cà phê bị mất mùa.

Theo dự báo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ 2015 – 2016, sản lượng cà phê cả nước ước giảm 20% so với niên vụ 2014 – 2015. Tại Đăk Lăk, theo dự báo của ngành nông nghiệp tỉnh, sản lượng niên vụ 2015 – 2016 cũng giảm khoảng 15 – 20% so với niên vụ trước.

Theo thống kê của Sở NN - PTNT, mùa khô năm nay có trên 40.000 ha cà phê trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán, tập trung tại các huyện trọng điểm cà phê Krông Pắc, Ea H’leo, Krông Năng, Buôn Hồ, Cư M’gar…

Ông Nguyễn Văn Hải, xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, chia sẻ: "Nhà mình có 5 sào cà phê kinh doanh, năm nay sản lượng giảm mạnh do bất ổn về thời tiết, sâu bệnh…

Theo kinh nghiệm trồng cà phê của tôi thì nguyên nhân chính là do sau khi kết thúc niên vụ cà phê trước, ở Tây Nguyên thời tiết lạnh về đêm khiến cà phê bị rụng lá, hoa không nở hết, cộng với thời tiết ít mưa, lượng nước tưới không bảo đảm đủ 3 đợt, do vậy đã ảnh hướng đến tỷ lệ đậu quả...".

Không chỉ vậy, hiện nay phần lớn diện tích cà phê của tỉnh đã và đang bước vào thời “lão hóa” nên sản lượng, năng suất quả có dấu hiệu giảm dần theo từng niên vụ. Đã vậy giá hồ tiêu đang tăng cao, chính là nguyên nhân khiến bà con nông dân nơi đây từng bước chặt bỏ cà phê để trồng hồ tiêu. Do vậy sản lượng cà phê ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung tiếp tục giảm.

Ngoài ra, hiện nay giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên ở mức 35,7 - 36,3 triệu đồng/tấn. Điều này khiến người trồng cà phê không có lãi, may ra chỉ đủ chi phí đầu tư, chăm sóc, thu hoạch. Với giá này, giảm gần 1 triệu đồng/tấn so với giá cà phê nhân xô niên vụ 2012 -2013 (42,3-42,5 triệu đồng/tấn).

Bà Lê Thị Phượng, xã Hòa Đông, huyện Krông Păc chia sẻ: “Nhà mình có 2,5 ha cà phê đang thời kỳ kinh doanh năm thứ 12, sản lượng thu về dự kiến đạt 4 tấn nhân, giảm nhiều so với trước đây.

Do tình trạng thiếu nước kéo dài ở mùa khô vừa qua nên mình chỉ tưới được khoảng trên 50% lượng nước theo yêu cầu, cộng với cây cà phê đã già cỗi nên ảnh hưởng lớn đến sản lượng. Trong khi giá cà phê hiện chỉ có 35,7 - 36,3 triệu đồng/tấn. Có khả năng sau vụ thu hoạch này, gia đình tôi phải chuyển đổi cây trồng...".

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan

Theo Văn Thanh

Nông nghiệp Việt Nam

-->Đọc thêm...

Tái canh cây cà phê: Thực trạng đáng lo ngại

Tái canh cây cà phê: Thực trạng đáng lo ngại

Một số thực trạng đáng lo ngại của ngành cà phê Việt Nam là Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù...

Sự phát triển nhảy vọt về diện tích và sản lượng dẫn đến ngành cà phê Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn như: Tổ chức ngành hàng chưa chặt chẽ, phát triển ngoài vùng quy hoạch, thâm canh cà phê chưa đồng đều, tái canh cà phê gặp nhiều khó khăn, nguồn nước tưới hạn chế... Những vấn đề trên đang là thách thức trước mắt và lâu dài cho chiến lược phát triển ngành cà phê Việt Nam.

Những vườn cà phê "cụ"

Từ sau năm 1975 đến nay, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất, sản lượng; hình thành các vùng chuyên canh cà phê tập trung ở vùng Tây Nguyên, cà phê chè ở Tây Bắc; đang từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cà phê đa dạng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Đến năm 2000, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, trong đó đứng số 1 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê vối.

Theo định hướng của Bộ NN-PTNT về phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, tổng diện tích trồng cà phê cả nước ổn định khoảng 600 nghìn ha. Trong đó vùng trọng điểm phát triển cà phê gồm 4 tỉnh Tây Nguyên với khoảng 530 nghìn ha (Đăk Lăk 190 nghìn ha, Lâm Đồng 150 nghìn ha, Gia Lai 75 nghìn ha, Đăk Nông 115 nghìn ha).

Các vùng cà phê khác gồm 7 tỉnh, khoảng 70 nghìn ha (gồm Đồng Nai, Bình Phước, Kon Tum...). Ngoài ra sẽ quy hoạch một số vùng cà phê chè chất lượng cao (cà phê nuôi chồn và cà phê hữu cơ) tại Lâm Đồng, Kon Tum, Sơn La, Điện Biên.

Tuy nhiên theo thống kê thì đến nay, cả nước đã có khoảng 650 nghìn ha cà phê, được trồng ở 105 huyện của 22 tỉnh, thành phố, bao gồm 5 vùng sản xuất chính là Tây Nguyên (5 tỉnh, 53 huyện), Đông Nam bộ (6 tỉnh, 27 huyện), Nam Trung bộ (3 tỉnh, 4 huyện), Bắc Trung bộ (4 tỉnh, 8 huyện) và trung du miền núi phía Bắc (3 tỉnh, 12 huyện, thị xã).

Điều đáng lo ngại là trong 650 nghìn ha cà phê hiện có, không ít diện tích cà phê đã... lên tuổi "cụ". Thống kê từ Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết: Có khoảng 86 nghìn ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%), 140 nghìn ha từ 15-20 năm tuổi (chiếm 25%). Tổng diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5 năm tới khoảng 140-160 nghìn ha.

Bên cạnh những vườn cà phê "cụ", cũng có nhiều vườn cà phê tuy năm tuổi chưa cao, nhưng đã có dấu hiệu muốn... lên lão. Nguyên nhân được nhận định là: Những vườn cà phê này, khi trồng không chú ý đến khâu tuyển chọn giống; quá trình chăm sóc, thu hái không đúng quy trình; nhiều vườn do thiếu nước tưới dẫn đến mất sức...

Dự kiến tình hình niên vụ cà phê 2014-2015 và 2015-2016: Do mùa mưa đến sớm nhưng lượng mưa thấp hơn từ 10-30% nên 3 tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông và một số huyện thuộc tỉnh Gia Lai) phải đối mặt với nguồn nước bị thiếu hụt.

Dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2014-2015 sẽ giảm 20% so với vụ trước do cà phê Arabica giảm 30%; cà phê Robusta ở Tây Nguyên bị "cúm" khi ra hoa, kết hợp khô hạn nhiều vùng thiếu nước; diện tích cà phê già cỗi tiếp tục tăng. Nếu không có diện tích trồng mới thì sản lượng sẽ tiếp tục giảm.

Thực trạng từ những vườn cà phê nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng và chất lượng hạt cà phê: Năm 2011, năng suất bình quân cà phê cả nước đạt 23,5 tạ/ha, đến năm 2014 chỉ còn 22,2 tạ/ha; sản lượng tăng nhẹ: 1.276,5 nghìn tấn năm 2011 lên 1.395,6 nghìn tấn năm 2014, trong khi diện tích lại tăng nhanh: 586 nghìn ha năm 2011 lên 641,7 nghìn ha năm 2014 (nguồn: Tổng cục Thống kê và Trung tâm Thống kê, Tin học - Bộ NN-PTNT).

Và những tồn tại khác

Không thể phủ nhận trong thời gian qua, ngành cà phê Việt Nam đã không ngừng áp dụng nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất cà phê. Bộ NN-PTNT luôn theo dõi sát và chỉ đạo quyết liệt, phối hợp với các địa phương và các bên liên quan triển khai nhiều nội dung hoạt động, thúc đẩy phát triển ngành cà phê bền vững.

Tuy nhiên, tại Hội nghị "Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam" diễn ra gần đây tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk), đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế của ngành cà phê Việt Nam.

Tồn tại trước tiên, đó là quy mô phát triển chưa ổn định, một số diện tích còn phát triển ngoài quy hoạch; diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ cao, năng suất và chất lượng thấp trong khi công tác tái canh vẫn còn nhiều vướng mắc.

Tồn tại nữa là công tác quản lý chất lượng cà phê còn hạn chế; chưa hình thành các tổ chức liên kết trong sản xuất cà phê, nhất là trong sản xuất nông hộ, thiếu sự điều phối giữa các tác nhân trong ngành. Chuỗi giá trị của ngành hàng từ sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm chưa có sự gắn kết chặt chẽ.

Chế biến cà phê

Chế biến cà phê

Thêm vào đó, công nghiệp chế biến cà phê trong cả nước còn phân tán và tùy tiện. Trừ một số đơn vị quốc doanh và công ty xuất khẩu có trang bị xưởng chế biến quy mô vừa, còn lại trên 80% lượng cà phê làm ra được chế biến trong các hộ gia đình với công nghệ đơn giản, phơi khô tự nhiên, xay xát bằng những loại máy không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nên chất lượng còn thấp.

Đặc biệt, với không ít vườn cà phê ở Tây Nguyên, việc sử dụng phân bón - nhất là phân vô cơ là hết sức tùy tiện. Kết quả điều tra tại huyện Krông Năng (tỉnh Đăk Lăk) cho thấy: Mức bón trung bình là 337kg N, 209kg P2O5 và 208kg K2O/ha/năm. Bón phân không cân đối, không hợp lý, một số vùng không sử dụng cây che bóng mát đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vườn cây. Thêm vào đó, nguồn nước tưới cho cây cà phê ngày càng khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, công nghệ tưới chưa tiết kiệm gây lãng phí tài nguyên nước...

Đó là những nguyên nhân khiến chất lượng cà phê xuất khẩu chưa cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Cà phê Việt ngon số 1 thế giới bị ‘ruồng bỏ’

Theo Trần Đăng Lâm

Nông nghiệp Việt Nam

-->Đọc thêm...

Cà phê chín rộ, ‘năn nỉ’ không có người hái

Cà phê chín rộ, ‘năn nỉ’ không có người hái

Thời điểm này, dù đã bước vào cao điểm thu hoạch cà phê nhưng nhiều nông dân ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang gặp khókhăn trong việc thuê nhân công để thu hái.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện giá thuê nhân công hái cà phê dao động 170.000-180.000 đồng/lao động/ngày. Như vậy so với niên vụ 2014-2015, giá nhân công tăng từ 20.000 đến 30.000 đồng/ngày công.

Bà Bùi Thị Tiếm, ở xã Hòa Đông, huyện Krông Păc, Đắk Lắk, than thở: “Mùa cà phê năm nay ai cũng buồn vì không chỉ sản lượng giảm, giá bán thấp mà còn đau đầu với việc thiếu người hái cà phê. Giá nhân công tăng cao đã đành, song thuê được người hái còn khó hơn”.

Theo bà con nông dân, nguyên nhân chính là do hầu hết hộ trồng cà phê đều không có đủ nhân lực tại gia, trong khi toàn vùng đều đồng loạt bước vào vụ thu hoạch rộ dẫn đến khan hiếm lao động.

Để khắc phục tình trạng cà phê chín không có người hái, không ít gia đình phải “năn nỉ” người tỉnh khác đến hái và lo trọn gói từ tiền tàu xe, tiền ăn, chỗ ở và tiền công.

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan

Theo Trí Tín

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

-->Đọc thêm...

Quá trình bắt giữ nghi phạm đầu độc nữ doanh nhân trà Ô Long

Quá trình bắt giữ nghi phạm đầu độc nữ doanh nhân trà Ô Long

Vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nữ doanh nhân trà Ô Long bị sát hại tại Trung Quốc làm xôn xao giới kinh doanh trồng trà Ô Long tại tỉnh Lâm Đồng. Đến thời điểm này, lực lượng chức năng đã phải rất vất vả để bắt giữ đối tượng đang lẩn trốn tại Đài Loan...

Bắt giữ nghi phạm

Diễn biến vụ án cho thấy, ngày 19/9, khi đến Trung Quốc để ký hợp đồng tiêu thụ trà Ô Long, tại sân bay, bà Linh (45 tuổi, thường gọi là Hà Linh, trú tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) bị một người lạ mặt đầu độc sau đó đánh và cướp tài sản. Bà Linh lập tức đến cơ quan chức năng trình báo.

Tuy nhiên, thay vì đến BV kiểm tra sức khỏe thì bà Linh đã về khách sạn nghỉ ngơi, sau đó thì tử vong. Qua quá trình điều tra, bước đầu cơ quan chức năng nhận định vụ việc có liên quan đến ông Lin Chin Chuang (người Đài Loan, chồng cũ bà Linh). Tiếp đó, Cục CSĐTTP về TTXH (C45, Bộ Công an) đã phối hợp với CA Trung Quốc vào cuộc điều tra. Xác định nghi can lẩn trốn ở Đài Loan nên CA Trung Quốc đã tổ chức truy tìm và tiến hành bắt giữ. Sau khi bị bắt, nghi can này khai được thuê sát hại bà Linh.

Hiện CA Trung Quốc vẫn đang phối hợp với C45 mở rộng điều tra truy tìm rõ kẻ chủ mưu. Ban GĐ CA tỉnh Lâm Đồng cho biết đã cử cán bộ có nhiều kinh nghiệm điều tra trọng án tham gia đoàn công tác của C45 qua Trung Quốc phối hợp điều tra.

Luật sư Trương Quang Quý, người hỗ trợ pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh (Công ty Hà Linh) cho biết, sau khi ly dị bà Hà Linh (năm 2010), ông Chuang chuyển hướng qua Trung Quốc đầu tư làm ăn, để nhà máy trà HaiYih ở Đà Lạt cho con gái từ Đài Loan qua quản lý.

Thời điểm vài tháng trước khi bị sát hại, bà Hà Linh có nhờ ông Chuang xuất khẩu trà Ô Long sang Trung Quốc vì thị trường Đài Loan e dè với trà Ô Long Việt Nam sau tin đồn thất thiệt trà Ô Long Việt Nam bị nhiễm dioxin. Ông Chuang ra điều kiện bà Hà Linh phải đưa những tấm hình đám cưới trước đây giữa 2 người lên facebook của bà Linh. Dù không muốn, nhưng vì cần tìm đầu ra cho trà nên bà Linh thực hiện theo yêu cầu của ông Chuang.

Thời điểm trước khi bị sát hại khoảng 10 ngày, ông Chuang cho bà Linh ký gửi 3 tấn trà Ô Long kèm theo lô hàng của Công ty HaiYil mà ông xuất bán qua Trung Quốc, đến nay Công ty Hà Linh vẫn chưa nhận được tiền bán trà.

Ở một diễn biến khác, khi bà Hà Linh bị sát hại ở Trung Quốc, con gái ông Chuang (con của ông Chuang với người vợ trước) đi khỏi nhà máy HaiYih ở TP Đà Lạt, đến nay vẫn chưa quay lại nhà máy. Tìm hiểu của người viết, năm 2002, khi ông Chuang cùng bà Hà Linh thành lập Công ty TNHH HaiYih, do ông Chuang làm GĐ, phụ trách khâu điều hành hoạt động nhà máy, lo về kỹ thuật canh tác chè, chế biến trà; bà Hà Linh làm PGĐ, lo việc quan hệ ngoại giao, các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh, quảng bá sản phẩm trà Ô Long, mở rộng thị trường.

Năm 2008, bà Hà Linh rút khỏi Công ty TNHH HaiYih để đứng ra thành lập doanh nghiệp riêng có tên là Công ty TNHH Hà Linh. Lĩnh vực kinh doanh chuyên sản xuất, chế biến trà Ô Long cao cấp xuất khẩu, kinh doanh cà phê và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Dù thành lập Công ty sản xuất, chế biến trà Ô Long xuất khẩu chưa lâu nhưng bà Hà Linh đã nhanh chóng xây dựng được thương hiệu trà Ô Long Hà Linh và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất, chế biến trà Ô Long xuất khẩu lớn nhất Lâm Đồng và có tiếng trong nước và thế giới. Chỉ trong thời gian ngắn, nữ doanh nhân này đã nhiều lần nhận được cúp, bằng khen của UBND tỉnh Lâm Đồng, Bộ NN&PTNT Việt Nam, Hội Doanh nhân Việt Nam…

Ông Lâm Quang Khôi, người điều hành nhà máy trà Hà Linh, cho biết sau khi tách Công ty với chồng cũ, một số hộ dân ở Phát Chi, Cầu Đất (TP Đà Lạt) quay sang xin hợp tác trồng và bán chè cho bà Hà Linh. Chính điều này làm mâu thuẫn giữa bà Hà Linh và ông Chuang tăng thêm. Đến năm 2014, ông Chuang quay lại Đà Lạt yêu cầu bà Hà Linh trả lại thương hiệu HaiYih.

Một thành viên Công ty Hà Linh cho biết thêm, dù đã phân chia thị trường bán hàng ở Đài Loan, nhưng một số đại lý tiêu thụ trà ở Đài Loan gọi điện cho bà Hà Linh nói rất muốn lấy trà Ô Long Hà Linh bán, nhưng bị ông Chuang liên tục hăm dọa nên họ không dám. Cùng thời điểm đó ở Đài Loan rộ lên tin đồn thất thiệt trà Ô Long Việt Nam bị nhiễm dioxin, nên thị trường xuất khẩu trà Ô Long Hà Linh qua Đài Loan gặp nhiều khó khăn.

Theo người nhà bà Hà Linh, không lâu trước khi bà Hà Linh bị sát hại ở Trung Quốc, ông Chuang đến nhà bà Linh gây gổ, to tiếng và đòi hành hung bà Linh.

Đời bạc mệnh của người đàn bà truân chuyên

Bà Hà Thúy Linh, SN 1970, quê ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, xuất phát từ một hướng dẫn viên du lịch, chuyên thông dịch tiếng Trung Quốc cho du khách. Năm 2002, bà kết hôn với một người Đài Loan, hai người có Công ty TNHH HaiYih, chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè Ô Long sang thị trường Đài Loan. Bà Hà Thúy Linh sinh được 3 người con, người đầu tiên đã mất do tai nạn, cháu thứ 2 hiện đang học lớp 8 và người con út học lớp 1.

Có một chi tiết hết sức chú ý, trước khi thời điểm bị tử vong, em gái ruột của bà Linh là Hà Ngọc Hương muốn đi học tiếng Trung Quốc để phụ giúp công việc cho chị gái mình thì bà Linh lại ra sức ngăn cấm, không cho học. “Đến giờ này tôi vẫn không hiểu vì sao. Phải chăng ngay từ những ngày đầu trong cuộc đời kinh doanh, chị ấy đã phải tiếp xúc với người nước ngoài... nên hiểu nhiều thứ hơn tôi, không muốn tôi dây vào?”, chị Hương nói.

Chị Hương cũng cho biết thêm, trong vài năm gần đây, Công ty Hà Linh của chị gái mình gặp không ít khó khăn từ phía đối thủ kinh doanh. Chị nói: “Chị ấy thường than với tôi là chị đi đến đâu, họ tìm cách bít đường đến đó, chuyện đối thủ dùng thủ đoạn triệt tiêu chị có thể xảy ra bất cứ lúc nào”. Theo chị Hương, có lẽ đây cũng chính là một trong những nguyên nhân xuất hiện tin đồn trà Ô Long Đà Lạt nhiễm chất độc dioxin.

Trong tình trạng khó khăn này, chuyến đi của bà Hà Linh sang Trung Quốc ngày 19/9 được Công tyvà gia đình bà kì vọng sẽ giải quyết được khó khăn mà bà đang gặp phải. Bởi theo lời bà Linh nói sẽ gặp gỡ một đối tác để ký hợp đồng tiêu thụ trà Ô Long lâu dài. Đồng thời, phía đối tác này sẽ góp 20% vốn vào công ty. Tuy nhiên, khi được người thân hỏi thông tin đối tác trên là ai thì bà Linh lại muốn giữ bí mật vào phút chót, khi nào thành công mới tiết lộ thông tin. Đồng thời, đây cũng là một trong những yêu cầu từ phía bạn hàng bí ẩn.

Trên thực tế, Công ty của bà Hà Linh không cần 20% vốn góp, mà phải chấp nhận như một điều kiện. Thậm chí, theo luật sư Trương Quang Quý, cố vấn pháp lý của Công ty Hà Linh cho biết, nạn nhân phải chấp nhận chuyển trước cho một người môi giới một số tiền lớn trước khi đi Trung Quốc để có thể tiếp cận được đối tác trên.

Ông Quý cũng đặt ra nghi vấn: “Có thể do bà Linh có được đối tác làm ăn ở Trung Quốc khiến “đối thủ” muốn giết bà để giành thị trường. Cũng có thể những thỏa thuận hợp tác kia chỉ là miếng mồi chiêu dụ bà Linh sang Trung Quốc cho đồng bọn ra tay theo một ý đồ có trước”.

Tình tiết mới vụ doanh nhân Hà Linh bị sát hại

Theo Báo Pháp luật & Xã hội

-->Đọc thêm...

Nông dân xả hàng, xuất khẩu càphê của Việt Nam có thể tăng kỷ lục

Nông dân xả hàng, xuất khẩu càphê của Việt Nam có thể tăng kỷ lục

Tình trạng rớt giá của càphê robusta (càphê vối) đã khiến nông dân Việt Nam giảm mạnh lượng càphê bán ra thị trường trong niên vụ 2014-2015.

Tuy nhiên, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), triển vọng sản lượng càphê tăng đáng kể cùng với khả năng nông dân "xả bớt" lượng càphê lưu kho sẽ giúp xuất khẩu càphê của Việt Nam tăng lên mức cao kỷ lục trong niên vụ 2015-2016.

USDA nhận định sau một năm nhiều thách thức đối với các nước xuất khẩu càphê nói chung và Việt Nam nói riêng do giá càphê trên thị trường thế giới giảm mạnh, xuất khẩu càphê của Việt Nam trong niên vụ 2015-2016 sẽ hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 30% lên mức cao kỷ lục 28,7 triệu bao (1 bao = 60 kg).

Trước đó, trong niên vụ 2014-2015, xuất khẩu càphê của Việt Nam - nước sản xuất càphê lớn thứ hai thế giới và đứng đầu toàn cầu về xuất khẩu càphê robusta - đã giảm 22% xuống 22 triệu bao.

Giới phân tích cho rằng việc càphê rớt giá đã khiến nông dân Việt Nam có chiều hướng găm hàng.

Tính từ đầu năm tới nay, giá càphê robusta trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 20%. càphê robusta giao tháng 1/2016 hiện giao dịch ở mức 1.546 USD/tấn trên thị trường London.

Các chuyên gia cho rằng mức độ hồi phục xuất khẩu càphê của Việt Nam phụ thuộc vào giá càphê và họ tin tưởng thị trường càphê thế giới sẽ đi lên trong niên vụ 2015-2016 do thời tiết khô hạn sẽ tác động bất lợi tới sản lượng càphê của hai nước xuất khẩu càphê lớn của thế giới là Brazil và Indonesia.

Nhà phân tích Carlos Mera thuộc ngân hàng Rabobank dự báo nếu giá càphê đi lên, nông dân Việt Nam sẽ có thêm động lực bán số càphê mà họ đã găm lại từ những niên vụ trước.

USDA cho rằng hoạt động tưới tiêu hiệu quả của nông dân cùng với việc mưa rơi đúng vào những giai đoạn quan trọng đối với vụ càphê dự báo sẽ giúp sản lượng càphê của Việt Nam tăng 7% lên 29,3 triệu bao trong niên vụ 2015-2016.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tăng sản lượng càphê arabica (càphê chè). Báo cáo của USDA nhận định diện tích trồng càphê arabica tại các khu vực miền Bắc sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần./.

Nhu cầu sử dụng cà phê thế giới tăng gấp đôi trong vòng 20 năm

Theo Như Mai

Vietnam+

-->Đọc thêm...

20/11: Giá cà phê Tây Nguyên đảo chiều tăng lên 34,1 – 34,8 triệu đồng/tấn

Hôm nay (20/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái với phiên hôm qua, đảo chiều tăng khá mạnh 1 triệu đồng/tấn lên 34,1 – 34,8 triệu đồng/tấn, chấm dứt 2 phiên giảm liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-cafe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 56 USD từ 1.567 USD/tấn hôm qua lên 1.623 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta đảo chiều tăng khá mạnh 53-56 USD/tấn, chấm dứt 2 phiên giảm liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 56 USD/tấn lên 1.530 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 56 USD/tấn lên 1.563 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 55 USD/tấn lên 1.584 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 53 USD/tấn lên 1.605 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng mạnh 6,45-7,15 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 7,15 cent/pound lên 119,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 6,45 cent/pound lên 122,2 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 6,4 cent/pound lên 124,35 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 6,4 USD/tấn lên 126,5 USD/tấn.

Real Brazil tăng ngày thứ 4 liên tiếp so với USD khi tăng 1,3%, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong 6 tháng qua khi Quốc hội nước này bỏ phiếu về dự thảo cải cách chi tiêu.

Đây cũng là một trong những lý do khiến giá cà phê tăng mạnh do Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Giá cà phê ở mức thấp đang làm chậm lại vụ thu hoạch cà phê Robusta tại Việt Nam và hoạt động giao dịch tại Indonesia trong khi nông dân hạn chế bán ra, giới thương nhân cho biết hôm thứ Năm 19/11.

Nguồn cung cà phê từ Việt Nam và Indonesia thắt chặt hơn có thể kéo giảm khối lượng xuất khẩu trong những tháng tới trong bối cảnh thị trường toàn cầu được dự đoán tiếp tục đối mặt với tình trạng thâm hụt trong niên vụ 2016-2017.

Giá cà phê nhân Robusta tại khu vực Tây Nguyên hôm thứ Năm 19/11 giảm xuống 33.100-34.200 đồng/kg (1,47-1,52 USD/kg) từ 34.200-35.000 đồng/kg hồi đầu tuần này.

1,47 USD/kg là mức giá thấp nhất kể từ cuối tháng 1/2014 và thấp hơn nhiều so với 1,7-1,8 USD/kg giá mục tiêu của nông dân, theo số liệu của Reuters và ước tính của giới thương nhân.

Khoảng 1/5 diện tích trồng cà phê tại Việt Nam đã chín trong khi chưa đến 10% tổng diện tích được thu hoạch, một thương nhân Việt Nam cho biết. Trong khi đó, tính đến cuối tháng 11/2014, khoảng 20% diện tích cà phê đã được thu hoạch.

Nông dân cà phê do thiếu kho chứa và nguồn lực tài chính không dồi dào có thể bắt đầu xả bán cà phê trong tháng 12 khi tốc độ thu hoạch tăng lên.

Tại Indonesia, nông dân cà phê cũng không muốn bán ra do giá kỳ hạn đang ở mức thấp. Mtộ thương nhân tại Lampung cho biết, không ai muốn bán ra vì lượng cà phê lưu kho không còn nhiều.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 19/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 18/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 17/11/2015
-->Đọc thêm...

21/11: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng lên 34,5 – 35,4 triệu đồng/tấn

Hôm nay (21/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục tăng 200.000 đồng/tấn lên 34,5 – 35,4 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 tăng liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-nhan

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 9 USD từ 1.623 USD/tấn hôm qua lên 1.632 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng 9-18 USD/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 tăng liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.539 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.572 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 16 USD/tấn lên 1.600 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 18 USD/tấn lên 1.623 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 2-2,2 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 2 cent/pound lên 121,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 2,2 cent/pound lên 124,4 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 2,2 cent/pound lên 126,55 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 2,15 USD/tấn lên 128,65 USD/tấn.

Real Brazil mạnh lên, tăng 0,3% so với USD, đã giúp tăng giá tài sản Brazil, kể cả cà phê. Bên cạnh đó, giá cà phê cũng được hỗ trợ khi lượng cà phê lưu kho tại New York giảm, tính đến thứ Năm 19/11 còn 1,85 triệu bao, giảm so với 2,04 triệu bao 2 tháng trước và 2,35 triệu bao cùng kỳ năm 2014.

Trong báo cáo mới nhất, Phòng Nông nghiệp Nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2014-2015 (tháng 10/2014 – tháng 9/2015) đạt 49,4 triệu bao và ước tính lượng cà phê lưu kho vụ cũ chuyển sang niên vụ 2015-2016 đạt khoảng 5,2 triệu bao. Do vậy, nguồn cung vẫn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa Brazil và thế giới cho đến niên vụ 2016.

Báo cáo này cũng nâng dự báo sản lượng cà phê của Colombia, chủ yếu là Arabica, niên vụ 2015-2016 lên 13,4 triệu bao.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 20/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 19/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 18/11/2015
-->Đọc thêm...

Giá cà phê hôm nay (23/11/2015)

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,632Trừ lùi: +60
Giá cà phêĐắk Lắk35,0000
Lâm Đồng34,600+100
Gia Lai34,800+100
Đắk Nông35,200-200
Hồ tiêu183,000-3000
Tỷ giá USD/VND22,4300
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
11/151539+9+0.59 %1155115391551
01/161572+9+0.58 %9064159315571563
03/161600+16+1.01 %6986161715821585
05/161623+18+1.12 %1403163816011603
Đơn vị tính: USD($)/ Tấn Giá cà phê| Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
12/15121.9+2+1.67 %81123.95120.3120.95
03/16124.4+2.2+1.8 %21779126.6122.25122.5
05/16126.55+2.2+1.77 %3682128.6124.5124.5
07/16128.65+2.15+1.7 %1525130.65126.6126.6
Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 21/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 20/11/2015
-->Đọc thêm...

24/11: Giá cà phê Tây Nguyên đảo chiều giảm xuống 34 – 34,6 triệu đồng/tấn

Hôm nay (24/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái với phiên cuối tuần qua, đảo chiều giảm 600.000 đồng/tấn xuống 34 – 34,6 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 33 USD từ 1.632 USD/tấn cuối tuần trước xuống 1.599 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên cuối tuần qua, giá cà phê Robusta đảo chiều giảm 33-34 USD/tấn, chấm dứt 2 phiên tăng liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 33 USD/tấn xuống 1.506 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 33 USD/tấn xuống 1.539 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 34 USD/tấn xuống 1.566 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 33 USD/tấn xuống 1.590 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 1,9-1,95 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá giảm 1,95 cent/pound xuống 119,95 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 1,95 cent/pound xuống 122,45 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 1,9 cent/pound xuống 124,65 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 1,9 USD/tấn xuống 126,75 USD/tấn.

Rabobank dự đoán năm 2016 giá cà phê sẽ hồi phục mạnh hơn dự đoán của giới đầu tư do lo ngại tình trạng khô hạn.

Rabobank cũng nâng dự báo về tình trạng thiếu hụt cà phê toàn cầu thêm 800.000 bao lên 2,7 triệu bao trong niên vụ 2015-2016, do hiện tượng El Nino gây khô hạn tại nhiều nước sản xuất chủ chốt.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới – sẽ chậm lại trong nửa đầu năm 2016 do lượng cà phê lưu kho giảm đáng kể sau 2 vụ thu hoạch đáng thất vọng – chỉ đạt 48,5 triệu bao năm 2014 và 48,4 triệu bao năm 2015. Và lượng cà phê lưu kho vụ cũ của Brazil chuyển sang niên vụ 2015-2016 chỉ đạt 8 triệu bao, theo ước tính của Rabobank.

Rabobank dự đoán giá cà phê Arabica kỳ hạn sẽ đạt 130 cent/pound trong quý I/2016, cao hơn so với 122,45 cent/pound giá giao tháng 3/2016 trên sàn New York hôm thứ Hai 23/11.

Tuy nhiên, sản lượng cà phê có thể lại thặng dư trong niên vụ 2016-2017 với sản lượng vượt nhu cầu khoảng 3,7 triệu bao, Rabobank cho biết trong ước tính sơ bộ về niên vụ tới. Theo dự báo này, sản lượng cà phê Brazil đạt 58 triệu bao, tăng 10 triệu bao so với niên vụ 2015-2016.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 23/11/2015
-->Đọc thêm...

25/11: Giá cà phê Tây Nguyên tăng nhẹ lên 34,2 – 34,8 triệu đồng/tấn

Hôm nay (25/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái với phiên hôm qua, tăng trở lại 200.000 đồng/tấn lên 34,2 – 34,8 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-noi-dia

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 11 USD từ 1.599 USD/tấn hôm qua lên 1.610 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta đảo chiều tăng 11-13 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 11 USD/tấn lên 1.517 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 11 USD/tấn lên 1.550 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 13 USD/tấn lên 1.579 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 13 USD/tấn lên 1.603 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 2,05-2,5 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 2,5 cent/pound lên 122,45 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 2.05 cent/pound lên 124,5 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 2.05 cent/pound lên 126,7 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 2,05 USD/tấn lên 128,8 USD/tấn.

Phòng Nông nghiệp Nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo sản lượng cà phê vụ mới của Việt Nam thêm 2,45% lên 29,3 triệu bao, trong đó Robusta 28,2 triệu bao vào Arabica 1,1 triệu bao, đồng thời ước tính lượng cà phê lưu kho vụ cũ đạt 5,83 triệu bao, đưa tổng nguồn cung cà phê niên vụ 2015-2016 lên 35,13 triệu bao.

Theo USDA, tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam sẽ tăng lên 2,6 triệu bao trong năm 2016, đồng thời dự đoán xuất khẩu cà phê sẽ hồi phục 30% lên mức kỷ lục trong niên vụ này.

Các dự báo thời tiết đều cho thấy sẽ có mưa tại các vùng trồng cà phê chủ chốt của Brazil, giúp tăng độ ẩm của đất và hỗ trợ dự báo sản lượng cà phê vụ tới của nước này – khoảng 60 triệu bao.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 24/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 23/11/2015
-->Đọc thêm...

26/11: Giá cà phê Tây Nguyên quay đầu giảm xuống 33,8 – 34,4 triệu đồng/tấn

Hôm nay (26/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái với phiên hôm qua, quay đầu giảm 400.000 đồng/tấn xuống 33,8 – 34,4 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-nhan

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 18 USD từ 1.610 USD/tấn hôm qua xuống 1.592 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York diễn biến trái chiều.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta đảo chiều giảm 17-18 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.499 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.532 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 17 USD/tấn xuống 1.562 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.585 USD/tấn.

Thị trường New York: Trái với diễn biến của sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tiếp tục tăng 0,45-1,05 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 0,45 cent/pound lên 122,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 1,05 cent/pound lên 125,55 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 0,9 cent/pound lên 127,6 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 0,8 USD/tấn lên 129,6 USD/tấn.

Vụ thu hoạch cà phê tại Việt Nam đang dần bước vào thời kỳ cao điểm, nhưng vẫn chưa thấy tác động đáng kể nào đến hoạt động bán ra trên thị trường nội địa do mức độ kháng giá vẫn cao trong bối cảnh giá tham chiếu trên sàn London vẫn tương đối thấp. Do vậy, hiện cuộc chơi của thị trường tiêu thụ vẫn là “chờ đợi”.

Câu hỏi lớn là với lượng hàng lưu kho lớn từ vụ trước cùng với sản lượng vụ mới liệu nông dân và cà phê và thương nhân nội địa Việt Nam có quyết định xả bán lượng hàng lưu kho để có chỗ chứa sản lượng vụ mới hay không. Bên cạnh đó, nông dân cũng cần tiền để chuẩn bị cho năm mới khi Tết âm lịch đang đến gần.

Trong khi đó, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự báo rằng xuất khẩu cà phê hòa tan của Việt Nam năm nay sẽ tăng 25% lên 67.500 tấn. Nhiều người dự đoán các nhà máy chế biến cà phê hòa tan sẽ tiếp tục tăng cường chế biến và xuất khẩu mặt hàng này trong năm tới.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 25/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 24/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 23/11/2015
-->Đọc thêm...

27/11: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 33,4 – 34 triệu đồng/tấn

Hôm nay (27/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục giảm 400.000 đồng/tấn xuống 33,4 – 34 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 giảm liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

thi-truong-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 18 USD từ 1.592 USD/tấn hôm qua xuống 1.574 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe tiếp tục giảm trong khi sàn Ice New York đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp hôm qua, giá cà phê Robusta giảm 12-14 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 14 USD/tấn xuống 1.485 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 14 USD/tấn xuống 1.518 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 13 USD/tấn xuống 1.549 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 12 USD/tấn xuống 1.573 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta tiếp tục chịu áp lực trước nguồn cung vụ mới từ Việt Nam, nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 26/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 25/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 24/11/2015
-->Đọc thêm...

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

07/11: Giá cà phê Tây Nguyên giảm mạnh xuống 34,5 – 35,1 triệu đồng/tấn

Hôm nay (7/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi không đổi trong phiên hôm qua, đã bất ngờ giảm mạnh 1,2 triệu đồng/tấn xuống 34,5 – 35,1 triệu đồng/tấn.

gia-cafe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 65 USD từ 1.729 USD/tấn hôm qua xuống 1.664 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt giảm mạnh.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta đảo chiều giảm mạnh 62-65 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 63 USD/tấn xuống 1.574 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 65 USD/tấn xuống 1.604 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 62 USD/tấn xuống 1.619 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 62 USD/tấn xuống 1.639 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 2,95-3,15 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá giảm 3,15 cent/pound xuống 117,75 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 3,1 cent/pound xuống 121,15 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 3 cent/pound xuống 123,35 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 2,95 USD/tấn xuống 125,4 USD/tấn.

Giá cà phê giảm mạnh khi USD mạnh lên sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ và do giới đầu tư Robusta chốt lời, khiến giá Robusta xuống dưới mức bình quân 100 ngày lần đầu tiên trong 8 tháng qua.

Mạng lưới Thông tin Nông nghiệp Toàn cầu thuộc Bộ phận Nông nghiệp Nước ngoài – Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo sản lượng cà phê của Ấn Độ niên vụ 2015-2016 (tháng 10 – tháng 9) đạt 5,3 triệu bao, giảm 140.000 bao, tương đương 2,57%, so với vụ trước, trong đó tỷ lệ Robusta/Arabica là 71,89/28,11%. Lượng cà phê tồn kho vụ trước của Ấn Độ hiện đạt trên 2,69 triệu bao.

Trong khi đó, dù Ấn Độ có nhiều chuỗi cửa hàng cà phê tại hầu hết các trung tâm thành thị lớn, song USDA ước tính tiêu thụ cà phê nội địa của nước này vẫn ổn định trong niên vụ mới với khối lượng khá khiêm tốn 1,25 triệu bao.

>> Xem giá cà phê nhanh và chính xác nhất

  • Thị trường cà phê ngày 06/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 05/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 04/11/2015
-->Đọc thêm...

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

06/11: Giá cà phê Tây Nguyên không đổi ở mức 35,7 – 36,3 triệu đồng/tấn

Hôm nay (6/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi tăng liên tiếp trong 2 phiên trước, giao dịch không đổi ở 35,7 – 36,3 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-hom-nay

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 1 USD từ 1.730 USD/tấn hôm qua xuống 1.729 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, ngoại trừ kỳ hạn giao tháng 1/2016, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng 1-9 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 9 USD/tấn lên 1.637 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 1 USD/tấn xuống 1.669 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 1 USD/tấn lên 1.681 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 3 USD/tấn lên 1.701 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 0,35-0,4 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 0,4 cent/pound lên 120,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 0,35 cent/pound lên 124,25 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 0,4 cent/pound lên 126,35 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 0,35 USD/tấn lên 128,35 USD/tấn.

Hoạt động giao dịch trên thị trường cà phê Robusta châu Á tuần này vẫn chậm chạp khi người mua đang chờ cà phê vụ mới tại Việt Nam trong khi nguồn cung tại Indonesia khá hạn chế do mùa thu hoạch đã kết thúc.

Theo giới thương nhân, tuy vụ thu hoạch cà phê tại Việt Nam đang diễn ra, song do có mưa trong những ngày qua nên tốc độ thu hoạch cũng như sấy khô bị chậm lại.

Một thương nhân tại tỉnh Đắc Lăk cho biết, nông dân tỏ ra không vội bán cà phê, chờ cho giá tăng lên vì nghĩ rằng nếu họ không chăm sóc tốt cây cà phê, sản lượng vụ tới sẽ giảm và giá sẽ tăng.

Hoạt động bán ra của nông dân khá chậm vì họ mong muốn bán với giá 1,7-1,9 USD/kg, cao hơn so với mức 1,6 USD/kg hôm thứ Năm 5/11.

Trong khi đó, tại Indonesia, giá cà phê Robusta tăng cùng với giá kỳ hạn trên sàn London trong khi nông dân găm hàng, không bán. Nói chung, nhu cầu tốt nhưng nguồn cung hạn chế.

Nguồn cung hạn chế phần nào phản ánh sản lượng của nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 thế giới này thấp hơn. Hồi cuối tháng 8, một nhóm chuyên gia cà phê Indonesia dự đoán sản lượng chỉ đạt 500.000 tấn, thấp hơn so với dự đoán trước đó 100.000 tấn vì thời tiết khô hạn do El Nino.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 05/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 04/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 03/11/2015
-->Đọc thêm...

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan

Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam ( Vicofa) lượng xuất khẩu cà phê chế biến năm nay có thể tăng 25% so với năm 2014.

Theo Vicofa, cà phê Việt Nam được thị trường thế giới biết đến với danh hiệu nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất. Tuy nhiên đó chỉ là về lượng, còn giá trị thực tế rất thấp do giá Robusta luôn thấp hơn Arabica gần một nửa và Việt Nam lại xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân.

Năm 2012 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn, đến năm 2013 chỉ đạt trên 1,2 triệu tấn. Năm 2014 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt trên 1,6 triệu tấn và 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 900 ngàn tấn.

Vicofa cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng cà phê chế biến xuất khẩu tăng, một là do mất mùa do thời tiết khiến sản lượng giảm khoảng 20% và hai là do đầu tư nước ngoài của Nestlé, Olam, Cà phê Ngon đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động tiêu thụ lớn lượng cà phê nhân, đặc biệt nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2012 lượng xuất khẩu cà phê chế biến đạt gần 52 ngàn tấn với kim ngạch trên 175 triệu USD, lần lượt chiếm 3% và 4,8% so với tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Năm 2014 lượng xuất khẩu cũng xấp xỉ 54 ngàn tấn, chiếm 3,2% tổng lượng xuất nhưng kim ngạch lại đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến năm 2015 lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với năm 2014 do 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được gần 52 ngàn tấn với kim ngạch 226 triệu USD.

Vicofa cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan), lượng cà phê nhân tiêu dùng trong nước đã tăng từ 5 – 7% năm 2010 nay đã tăng lên trên 10%. Như vậy mục tiêu 15% vào năm 2020 có thể sẽ đạt được. Điều đó có nghĩa lượng cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm.

Vicofa nhận định, ít có nước nào có được tăng trưởng về sản lượng cà phê nhân xuất khẩu như của Việt Nam. Cũng ít nước có các cửa hàng cà phê xuất hiện nhiều như nấm ở khắp cả nước, lượng cà phê chế biến tiêu thụ tăng lên rõ rệt. Giới trẻ Việt Nam ngày một ưa chuộng và thích thú thưởng thức ly cà phê Việt Nam.

Với xu hướng như hiện nay, Vicofa dự kiến lượng cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.

Các nhà rang xay: Việt Nam không nên trộn lẫn cà phê vụ cũ với vụ mới

Hà Thắm

Theo Trí thức trẻ

-->Đọc thêm...

04/11: Giá cà phê Tây Nguyên đảo chiều tăng lên 35,2 – 35,8 triệu đồng/tấn

Hôm nay (4/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái ngược với phiên hôm qua, đảo chiều tăng 300.000 đồng/tấn lên 35,2 – 35,8 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-robusta

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 16 USD từ 1.689 USD/tấn hôm qua lên 1.705 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta đảo chiều tăng 13-16 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 13 USD/tấn lên 1.608 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 16 USD/tấn lên 1.645 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 16 USD/tấn lên 1.655 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 15 USD/tấn lên 1.673 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 1,45-1,55 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 1,45 cent/pound lên 120,25 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 1,45 cent/pound lên 123,6 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 1,5 cent/pound lên 125,7 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 1,55 USD/tấn lên 127,75 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica và Robusta đều tăng, một phần do real Brazil mạnh lên và thời tiết khô hạn tại khu vực trồng cà phê Robusta chủ chốt của Brazil.

Theo số liệu của chính phủ Brazil, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 10 đạt kỷ lục 3,31 triệu bao, tăng so với 2,92 triệu bao trong tháng 9 và 3,09 triệu bao trong tháng 10/2014.

Liên đoàn Cà phê châu Âu cho biết, lượng cà phê lưu kho tại các cảng Antwerp, Bremen, Hamburg, Genova, Le Havre và Trieste trong tháng 8 tăng 96.216.667 bao, tương ứng 0,81%, lên 12.005.650 bao. Con số này chưa tính lượng cà phê quá cảnh và lưu kho của các nhà rang xay, đạt khoảng 2-3 triệu bao.

Với mức tiêu thụ cà phê của thị trường Tây và Đông Âu xấp xỉ 1 triệu bao/tuần, lượng cà phê lưu kho nêu trên, 14-14,5 triệu bao, đủ dùng cho ít nhất 14 tuần.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 03/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 02/11/2015
-->Đọc thêm...

05/11: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng lên 35,7 – 36,3 triệu đồng/tấn

Hôm nay (5/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục tăng 500.000 đồng/tấn lên 35,7 – 36,3 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 tăng liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-viet-nam

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 25 USD từ 1.705 USD/tấn hôm qua lên 1.730 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng 20-25 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 20 USD/tấn lên 1.628 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 25 USD/tấn lên 1.670 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 25 USD/tấn lên 1.680 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 25 USD/tấn lên 1.698 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 0,25-0,3 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 0,25 cent/pound lên 120,5 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 0,3 cent/pound lên 123,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 0,25 cent/pound lên 125,95 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 0,25 USD/tấn lên 128 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta có mức tăng tốt nhất trong hơn 2 tháng qua chủ yếu do lo ngại về tình trạng khô hạn tại các vùng trồng cà phê Robusta chủ chốt của Brazil.

Tuy mới là đầu tháng và còn quá sớm để đánh giá chính xác hoạt động xuất khẩu cà phê tháng 11 của Việt Nam, nhưng với việc hoạt động mua bán vẫn diễn ra chậm chạp, giới thương nhân dự đoán xuất khẩu cà phê tháng 11 của Việt Nam đạt khoảng 1,5-1,8 triệu bao, chủ yếu là Robusta và là cà phê lưu kho từ vụ trước.

Trong khi đó, những cơn mưa phần nào đang gây gián đoạn vụ thu hoạch mới, nhưng vẫn không gây áp lực buộc nông dân và thương nhân nội địa Việt Nam phải xả bán lượng cà phê lưu kho từ vụ trước. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư dự đoán, nếu tiếp tục có mưa trong những ngày tới và vụ thu hoạch bắt đầu vào cao điểm, sẽ có thêm áp lực buộc nông dân và thương nhân nội địa phải tăng cường bán ra.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 04/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 03/11/2015
  • Thị trường cà phê ngày 02/11/2015
-->Đọc thêm...

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Giá cà phê hôm nay (02/11/2015)

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,703Trừ lùi: +60
Giá cà phêĐắk Lắk35,800-200
Lâm Đồng35,200-400
Gia Lai35,800-200
Đắk Nông35,800-200
Hồ tiêu186,000-3000
Tỷ giá USD/VND22,265-15
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
11/151616+50+3.19 %4094162015651565
01/161643+38+2.37 %16661164716061608
03/161653+37+2.29 %7552165616151615
05/161672+37+2.26 %2728167516331633
Đơn vị tính: USD($)/ Tấn Giá cà phê| Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
12/15120.95+0.65+0.54 %14078121.95119.15121.05
03/16124.25+0.6+0.49 %5908125.25122.5124.4
05/16126.3+0.6+0.48 %1956127.05125.05126.55
07/16128.3+0.65+0.51 %467129126.95128.3
Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 31/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 30/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 29/10/2015
-->Đọc thêm...

03/11: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 34,9 – 35,5 triệu đồng/tấn

Hôm nay (3/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên đầu tuần, giảm 300.000 đồng/tấn xuống 34,9 – 35,5 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-viet-nam

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 14 USD từ 1.703 USD/tấn hôm qua xuống 1.689 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên cuối tuần qua, giá cà phê Robusta quay đầu giảm 14-21 USD/tấn, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 21 USD/tấn xuống 1.595 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 14 USD/tấn xuống 1.629 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 14 USD/tấn xuống 1.639 USD/tấn;
  •  Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 14 USD/tấn xuống 1.658 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 2,1-2,15 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá giảm 2,15 cent/pound xuống 118,8 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 2,1 cent/pound xuống 122,15 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 2,1 cent/pound xuống 124,2 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 2,1 USD/tấn xuống 126,2 USD/tấn.

Theo số liệu của chính phủ Indonesia, xuất khẩu cà phê Robusta của Đảo Sumatra trong tháng 10/2015 đạt 435.932 bao, giảm 19.645 bao, hay giảm 4,31%, so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cà phê Robusta của Đảo Sumatra trong niên vụ 2014-2015 (tháng 10 – tháng 9) đạt 4.696.081 bao, tăng 1.106.841 bao, tương đương 30,84%, so với niên vụ trước.

Tuy nhiên, với tình trạng khô hạn do hiện tượng El Nino, có thể kéo dài đến quý II năm 2016 và trước thời điểm thu hoạch vụ mùa mới, dự đoán sản lượng cà phê của Sumatra sẽ giảm, khiến xuất khẩu cà phê niên vụ 2015-2016 (tháng 10 – tháng 9) giảm theo.

Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết, xuất khẩu cà phê toàn cầu niên vụ 2014-2015 lần đầu tiên giảm trong 5 năm qua khi chỉ đạt 110,75 triệu bao, giảm 3,1% so với niên vụ trước, trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica giảm 1,9% xuống 68,4 triệu bao, xuất khẩu Robusta giảm 4,9% xuống 42,35 triệu bao.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 02/11/2015
-->Đọc thêm...