Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Giá cà phê hôm nay (19/10/2015)

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,673Trừ lùi: +60
Giá cà phêĐắk Lắk35,700+200
Lâm Đồng35,000+300
Gia Lai35,500+200
Đắk Nông35,800+300
Hồ tiêu181,000+1000
Tỷ giá USD/VND22,2900
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
11/151613-54-3.24 %12827166916031657
01/161619-42-2.53 %14603166116071649
03/161633-43-2.57 %6539167316211663
05/161652-43-2.54 %3893169216441685
Đơn vị tính: USD($)/ Tấn Giá cà phê| Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
12/15125.85-7.85-5.87 %28641132.4125.05132.25
03/16129.2-7.9-5.76 %10701136128.45136
05/16131.15-7.85-5.65 %2432138.1130.5138.1
07/16133-7.75-5.51 %588138132.9138
Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 17/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 16/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 15/10/2015
-->Đọc thêm...

20/10: Giá cà phê Tây Nguyên quay đầu giảm còn 34,4 – 35,2 triệu đồng/tấn

Sáng nay (20/10), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi tăng nhẹ phiên đầu tuần, quay đầu giảm 600.000 đồng/tấn xuống 34,4 – 35,2 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-nhan

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 31 USD từ 1.673 USD/tấn cuối tuần trước xuống 1.642 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên cuối tuần qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục giảm 17-31 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 31 USD/tấn xuống 1.582 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 19 USD/tấn xuống 1.600 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.615 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 17 USD/tấn xuống 1.635 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tiếp tục giảm 1,8-1,95 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá giảm 1,95 cent/pound xuống 123,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 1,9 cent/pound xuống 127,3 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 1,8 cent/pound xuống 129,35 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 1,8 USD/tấn xuống 131,2 USD/tấn.

Triển vọng những cơn mưa tại Brazil khiến giá cà phê giảm. Giá Arabica giảm xuống thấp nhất 2 tuần do lo ngại về tình trạng khô hạn trong thời kỳ cà phê ra hoa tại Brazil lắng dịu.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 19/10/2015
-->Đọc thêm...

21/10: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 34,3 – 35,1 triệu đồng/tấn

Sáng nay (21/10), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục giảm 400.000 đồng/tấn xuống 34,3 – 35,1 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-nhan

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 25 USD từ 1.642 USD/tấn hôm qua xuống 1.617 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York diễn biến trái chiều.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục giảm 15-25 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 25 USD/tấn xuống 1.557 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 15 USD/tấn xuống 1.585 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 15 USD/tấn xuống 1.600 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 15 USD/tấn xuống 1.620 USD/tấn.

Thị trường New York: Trái với diễn biến của sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York đảo chiều tăng 0,8-0,85 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 0,85 cent/pound lên 124,75 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 0,8 cent/pound lên 128,1 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 0,8 cent/pound lên 130,15 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 0,85 USD/tấn lên 132,05 USD/tấn.

Theo báo cáo Cam kết Thương nhân mới nhất, trong tuần kết thúc vào 13/10, lĩnh vực đầu cơ phi thương mại đã giảm 13,19% vị thế bán ròng cà phê Robusta trên sàn London xuống 9.319 lô, tương đương 1.553.167 bao.

Theo các cơ quan dự báo thời tiết, các vùng trồng cà phê chủ chốt tại phía Đông Nam Brazil sẽ có mưa vào cuối tuần này và lượng mưa tăng lên vào tuần tới. Tin tức này gây thất vọng cho giới đầu cơ trên sàn New York.

Cùng với giá tham chiếu trên sàn London tăng lên, ước tính khoảng 25% lượng cà phê Robusta tồn trữ của nông dân và thương nhân nội địa Việt Nam đã được bán ra cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, dù lượng bán ra tăng trong tuần qua, song ước tính vẫn còn khoảng 5 triệu bao cà phê vụ trước trong kho của nông dân và thương nhân nội địa, trong khi vụ mùa mới đã bắt đầu với sản lượng dự báo đạt khoảng 28,5 triệu bao.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 20/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 19/10/2015
-->Đọc thêm...

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Nông, lâm, thủy sản: Xuất giảm, nhập tăng

Nông, lâm, thủy sản: Xuất giảm, nhập tăng

Việt Nam luôn tự hào là nước nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản XK nhiều năm liền lọt “top” tỷ USD có mặt hàng XK đứng đầu thế giới.

Tuy nhiên, suốt từ đầu năm 2015 đến nay, XK chậm dần lại, giá trị liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch NK các mặt hàng lại từng bước leo thang.

Giảm cả về lượng lẫn giá trị

Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch XK nông, lâm, thuỷ sản 7 tháng đầu năm đạt khoảng 17 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014. Gạo, cà phê là 2 mặt hàng nông sản XK chính có kim ngạch XK sụt giảm khá mạnh.

Cụ thể, khối lượng XK gạo 7 tháng đầu năm ước đạt 3,72 triệu tấn và 1,59 tỷ USD, giảm 3,1% về khối lượng và giảm 8,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Đối với cà phê tình hình cũng không có nhiều khả quan khi 7 tháng đầu năm, lượng XK đạt 792 nghìn tấn với tổng giá trị 1,63 tỷ USD, giảm gần 34 % về khối lượng và cả giá trị so cùng kỳ năm 2014. Tương tự, so với cùng kỳ năm trước, 7 tháng qua giá trị XK cao su giảm hơn 9,2%, chỉ đạt 760 triệu USD. Thắng lợi giòn giã trong năm 2014 với kim ngạch XK đạt gần 8 tỷ USD nhưng từ đầu năm đến nay, thủy sản cũng không thoát khỏi tình trạng ảm đạm chung. Bằng chứng là giá trị XK thủy sản ước đạt 3,53 tỷ USD, giảm 17%.

Trái ngược với “bức tranh” XK ảm đạm kể trên, 7 tháng đầu năm, giá trị NK toàn ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 13,34 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong số đó, một số mặt hàng XK chủ lực phải NK lượng lớn nguyên liệu phục vụ chế biến là gỗ và thủy sản. 7 tháng qua, ước giá trị NK thủy sản đạt 609 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2014. Đối với gỗ, giá trị NK cũng lên tới 1,27 tỷ USD.

Trong câu chuyện NK, điều đáng bàn là ngay cả các sản phẩm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi khá phổ biến như ngô, đậu tương, Việt Nam cũng phải chi lượng lớn ngoại tệ để NK. Tính chung 7 tháng đầu năm, khối lượng NK mặt hàng này đạt 3,75 triệu tấn, giá trị NK đạt 856 triệu USD, tăng gần 42% về khối lượng và tăng 24,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Đối với mặt hàng đậu tương, kim ngạch NK dù đã giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng cũng đạt 930 nghìn tấn, giá trị NK đạt 432 triệu USD.

Cái gì cũng nhập

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: Trung bình một năm Việt Nam sản xuất 17 triệu tấn thức ăn chăn nuôi nhưng lại NK tới 11 tấn nguyên liệu. Việt Nam không bao giờ hết phụ thuộc nguồn nguyên liệu NK, đặc biệt là với các mặt hàng như ngô, đậu tương. Đó là bởi, Việt Nam không có thế mạnh trồng cây đậu tương, chỉ có 120.000 ha, năng suất khoảng 1,2-1,4 tấn/ha, nghĩa là mỗi năm thu được hơn 200.000 tấn đậu tương. Trong đó, nhu cầu thức ăn chăn nuôi cần 4-5 triệu tấn khô dầu đậu tương mỗi năm.

Ông Lịch phân tích, riêng về ngô, Việt Nam có 1 triệu ha, năng suất bình quân đạt 4-4,5 tấn/ha, như vậy mỗi năm Việt Nam có khoảng 4,5 triệu tấn ngô. Hiện nay, diện tích ngô đang được mở rộng lên 1,2 triệu ha thì cũng chỉ thu được khoảng 5 triệu tấn ngô. “Mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 17 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, tương ứng cần khoảng 8 triệu tấn ngô. Với năng lực sản xuất như hiện tại, dù có thu được 5 triệu tấn ngô thì mỗi năm vẫn phải NK khoảng 3 triệu tấn”, ông Lê Bá Lịch nhấn mạnh.

Với việc thường xuyên NK nguyên liệu để sản xuất, XK, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ: Ngành gỗ Việt Nam đã, đang và sẽ còn thiếu nguyên liệu trong dài hạn. Hiện nay, Việt Nam nhập gỗ từ 60-70 quốc gia trên thế giới, tuy nhiên chỉ tập trung vào một số thị trường như Mỹ, Lào, Campuchia, EU,... Để từng bước tháo gỡ khó khăn, ngành gỗ và ngành cao su đang xúc tiến việc hợp tác trên cơ sở sử dụng gỗ cao su làm nguyên liệu cho ngành gỗ.

Nguy cơ phụ thuộc nguồn giống

Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc NK nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hay nguyên liệu cho một số ngành như gỗ, thủy sản, điều… đáng lo nhưng điểm yếu lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam là phải NK cả các loại giống trong trồng trọt lẫn chăn nuôi. Điển hình như giống lúa lai, hiện nay Việt Nam vẫn NK 70% từ Trung Quốc.

Liên quan tới vấn đề này, GS. TS Nguyễn Ngọc Kính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Giống cây trồng Việt Nam cho rằng: Không riêng gì Việt Nam, hầu như các nước đều phải NK giống cây trồng. Đây là việc khá bình thường. Tuy nhiên, việc NK này cũng dẫn tới độc quyền. Trong trường hợp cụ thể NK giống lúa lai Trung Quốc, Việt Nam đã cử cán bộ sang Trung Quốc học làm giống lúa lai nhưng không thành công nên hoàn toàn phụ thuộc giống NK. Thông thường giá lúa giống khoảng 10.000-15.000 đồng/kg, lúa lai Trung Quốc lại có giá bán lên tới 70.000-80.000 đồng/kg.

Một số chuyên gia cho rằng, để ngày càng tự chủ về giống cây trồng, điều quan trọng là phải xây dựng, hoạch định một chiến lược nghiên cứu về giống cây. Đi kèm với các mục tiêu phải là các cơ chế, chế tài triển khai hợp lý. Trong đó, Nhà nước đặt hàng đề tài cho các nhà khoa học, cùng với đó là đẩy mạnh xã hội hóa thu hút DN cùng triển khai nghiên cứu, ứng dụng thực tế sản xuất, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu.

Về vấn đề giống vật nuôi, TS. Nguyễn Văn Giáp-Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết: Suốt thời gian qua, Nhà nước cũng đã có những chính sách phát triển giống vật nuôi trong nước và đạt được kết quả nhất định nhưng các giống tốt vẫn chưa được phổ biến rộng. Mạng lưới các trạm trại vệ tinh nhân giống và cung ứng giống của các địa phương còn kém phát triển, hiệu quả của công tác quản lý chất lượng giống vật nuôi nói riêng và vật tư chăn nuôi nói chung vẫn còn nhiều bất cập… Để giảm bớt phụ thuộc nguồn giống NK, điều cần làm là sớm khắc phục những yếu kém hiện có đó.

Cuối tháng 7 vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh XK hàng nông lâm thủy sản.

Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các chương trình tín dụng hỗ trợ sản xuất, XK nông, lâm, thủy sản theo quy định hiện hành, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước xác định nông nghiệp, nông thôn và XK là các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển và chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn thuộc các lĩnh vực này; giảm lãi suất huy động, tạo cơ sở giảm lãi suất cho vay.

Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên là 7%/năm; điều hành tỷ giá linh hoạt, tạo điều kiện cho XK. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng XK có nguồn thu bằng ngoại tệ; DN trong lĩnh vực nông nghiệp được tiếp cận vốn vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý…

Việt Nam đang thiếu thương hiệu và chất lượng hàng nông sản

Theo Uyển Như

Báo hải quan

-->Đọc thêm...

Ai đang lãnh đạo ngành cà phê Việt?

Ai đang lãnh đạo ngành cà phê Việt?
Ảnh minh họa.

Vì sao chỉ mới Starbucks phát hiện được tiềm năng của cà phê Đà Lạt?

Giấc mơ mang lại vị thế cao hơn trên thị trường thế giới cho hạt cà phê Việt vừa đạt được một bước tiến mới. Hãng Starbucks cho biết sẽ mang cà phê Arabica được trồng ở Đà Lạt bán trong hệ thống hơn 21.500 cửa hàng trên toàn cầu, trong đó có thị trường Mỹ.

Thông tin này thật sự mang đến một tâm lí hứng khởi cho ngành cà phê Việt Nam, trong bối cảnh xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm nay đã giảm mạnh đến 33,9% về khối lượng và 33,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Theo Starbucks, chất lượng cà phê Arabica của Đà Lạt khá hoàn hảo với vị chua nhẹ dịu, thích hợp gu thưởng thức của khách hàng. Giá của mỗi ký cà phê Đà Lạt đã đóng gói tại các cửa hàng của Starbucks sẽ không hề rẻ, lên đến gần 50 USD/gói. Trước hạt cà phê Đà Lạt, Starbucks mới chỉ chọn 6 địa điểm làm nhà cung cấp cà phê Arabica cho chuỗi cửa hàng của họ, bao gồm Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala.

Ðằng sau hành động mang cà phê Việt ra thế giới của Starbucks cũng có thể là những ẩn ý khôn ngoan trong quảng bá thương hiệu cho chính họ, cũng như thu hút thêm sự quan tâm của hơn 90 triệu dân ở một thị trường mà Starbucks chỉ mới đặt chân vào. Tính đến đầu năm 2015, hệ thống cửa hàng của Starbucks tại Việt Nam mới có 8 cửa hàng ở TP.HCM và 4 cửa hàng ở Hà Nội.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil, với sản lượng khoảng 25 triệu bao vào năm ngoái. Nhưng sản phẩm cà phê của Việt Nam vẫn chủ yếu là cà phê rang xay, có chất lượng thấp. Thậm chí một số sản phẩm có pha lẫn nhiều tạp chất, bẩn và có thể gây hại cho sức khỏe. Vì thế, lợi nhuận và giá trị thương hiệu mang lại cho ngành cà phê trong nước thực tế vẫn chưa lớn. Đây là bài toán nan giải cho ngành này, dù Việt Nam may mắn sở hữu những điều kiện thuận lợi về địa hình, thổ nhưỡng để phát triển cà phê.

Ðể một ngành có thể phát triển thịnh vượng, mỗi quốc gia đều phải có những doanh nghiệp quy mô lớn và có đủ sức lãnh đạo. Nhưng trong lúc này, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam vẫn làm ăn không hiệu quả. Các doanh nghiệp lớn trong nước như Intimex, Tín Nghĩa, 2/9 Đắk Lắk thì chủ yếu chỉ mới dừng lại ở khâu xuất khẩu thô cho các đối tác nước ngoài. Việc gầy dựng thương hiệu cho cà phê Việt dường như bị xem nhẹ.

Năm 2013, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch của Trung Nguyên từng tuyên bố muốn xây dựng hệ thống cửa hàng để bán cà phê có chất lượng cao tại Mỹ, thánh địa của Starbucks. Để có vốn tài trợ cho chiến lược này, Trung Nguyên dự kiến sẽ bán 15% cổ phần cho các nhà đầu tư. Tuy vậy, sau hơn 2 năm công bố, chiến lược này vẫn im hơi lặng tiếng dù đã có một số sản phẩm như cà phê hòa tan G7 vào được các siêu thị tại Mỹ.

Một doanh nhân nổi tiếng khác là ông Phạm Đình Nguyên, người Việt đầu tiên chi ra cả triệu USD để mua lại một thị trấn của Mỹ, cũng từng bày tỏ giấc mơ mang cà phê Việt đến quốc gia này. Ông có kế hoạch sẽ bán cổ phần trong công ty PhinDeli của mình cho tập đoàn Kinh Ðô để hợp tác phân phối các sản phẩm cà phê rang và hòa tan vào Mỹ. Nhưng thương vụ này cuối cùng đã không thể diễn ra như mong đợi. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thương hiệu PhinDeli ra thế giới của vị doanh nhân này.

Một doanh nghiệp khác là Passio cũng có tham vọng mang thương hiệu cà phê Việt ra nước ngoài, điển hình là kế hoạch tấn công thị trường Trung Quốc vào năm 2014. Nhưng đến nay, điều này vẫn chưa thể diễn ra khi ông chủ của chuỗi cà phê này vẫn đang quá bận rộn với thị trường cạnh tranh khắc nghiệt trong nước.

Có lẽ thực tế luôn có khác biệt lớn so với lý thuyết. Việc xây dựng một thương hiệu cho cà phê Việt thật sự không hề đơn giản, đòi hỏi sự cải tổ lớn theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng cho tất cả các khâu sản xuất và kinh doanh của ngành. Điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp cà phê trong nước là đến nay, họ chỉ mới chú trọng đến các khâu cuối cùng trong chuỗi kinh doanh mà quên mất những khâu quan trọng đầu tiên. Ðây lại là điều mà các tập đoàn lớn nước ngoài có thừa kinh nghiệm để nhận ra.

Khu vực cao nguyên Đà Lạt với khí hậu mát mẻ, cao hơn 1.200m so với mực nước biển, với đất đỏ bazan được đánh giá là môi trường phù hợp để trồng cà phê. Nhưng vì sao chỉ mới Starbucks phát hiện được tiềm năng của cà phê Đà Lạt?

Hành động thiết thực cũng là cách làm của các doanh nghiệp ngoại. Mới đây, một tập đoàn nước ngoài khác là Nestlé đã cử chuyên gia Thụy Sĩ đến Tây Nguyên để hướng dẫn cho hàng chục ngàn nông dân các kĩ thuật cải thiện chất lượng hạt cà phê và tăng năng suất mùa vụ.

“Trong dài hạn, việc đào tạo cho các nông dân sẽ mang lại lợi ích cho họ và Nestlé, bởi sẽ giúp chúng tôi mua được các sản phẩm có chất lượng cao”, Ganesan Ampalavanar, Giám đốc Ðiều hành Nestlé Việt Nam, nói.

Năm ngoái, hãng này đã mua hơn 20% trong sản lượng 1,7 tấn hạt cà phê Việt Nam sản xuất được. Từ nguồn nguyên liệu cà phê, họ đã tinh chế và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao hơn ra thế giới rồi thu được lợi nhuận không hề nhỏ. Nhưng thực tế này khiến không ít người trăn trở rằng liệu giữa doanh nghiệp nội và ngoại, ai mới là nhà lãnh đạo ngành cà phê Việt Nam.

Starbucks và nỗi buồn cà phê Việt

Theo Nguyễn Sơn

Nhịp cầu đầu tư

-->Đọc thêm...

XK cà phê hòa tan tăng nhanh

XK cà phê hòa tan tăng nhanh

Lâu nay, nói về XK cà phê, người ta thường chỉ nhắc tới cà phê nhân. Nhưng bên cạnh sản phẩm chủ lực này, cà phê hòa tan Việt Nam cũng đang âm thầm tiến mạnh ra thị trường thế giới.

Năm nay, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực bị sụt giảm mạnh nhất cả về lượng lẫn giá trị XK. Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 7, nước ta đã XK 786.493 tấn cà phê, trị giá 1,62 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng cà phê đã XK giảm tới 34,3% và giá trị giảm 34,2%.

Trong bối cảnh XK cà phê nói chung đang gặp khó khăn, XK cà phê hòa tan lại đang tăng trưởng rất ấn tượng. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 5 trong số những nước XK cà phê hòa tan lớn trên thế giới, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.

Thị phần của cà phê hòa tan Việt Nam trên thị trường cà phê hòa tan thế giới cũng đã tăng mạnh trong 5 năm qua, từ 1,8% lên 9,1%. Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã XK khoảng 572.000 bao cà phê hòa tan (mỗi bao 60 kg), tương ứng với 34.000 tấn cà phê hòa tan.

Đây là lượng cà phê hòa tan được Việt Nam XK nhiều nhất trong 5 năm qua. Cà phê hòa tan Việt Nam được XK nhiều nhất sang EU với 94.698 bao, tiếp đó là Nhật Bản 72.743 bao, Mỹ 68.892 bao, Nga 58.472 bao, Philippines 57.764 bao, Đài Loan 31.955 bao, Trung Quốc 29.300 bao, Thái Lan 28.799 bao ...

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo trong niên vụ 2014/2015, Việt Nam có thể XK được 1,3 triệu bao cà phê hòa tan (78.000 tấn), tăng tới 44% so với niên vụ trước.

Sở dĩ XK cà phê hòa tan của Việt Nam tăng trưởng mạnh là nhờ vào vị thế nước sản xuất cà phê Robusta (thường được dùng để làm cà phê hòa tan) lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó là sự tham gia mạnh mẽ của nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài. Như Nestlé đã đưa nhà máy chế biến cà phê trị giá 80 triệu USD vào hoạt động ở tỉnh Đồng Nai. Ngoài XK cà phê nhân đã qua chế biến, Nestlé cũng đang đẩy mạnh sản xuất cà phê hòa tan để phục vụ trong nước và XK …

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nước ta có 19 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn, với công suất 75.280 tấn sản phẩm/năm. Phần lớn sản lượng cà phê hòa tan của Việt Nam được XK ra nước ngoài.

Còn theo dự báo của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, thị trường cà phê hòa tan thế giới đã tăng trưởng mạnh trong những năm qua và sẽ còn tăng trưởng tốt trong nhiều năm tới. Hiện cà phê hòa tan đã chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và dự báo sẽ tăng trưởng 3%/năm trong vòng 5 năm tới.

Chính vì vậy, định hướng phát triển chế biến cà phê của Bộ NN-PTNT cũng tập trung nhiều vào cà phê hòa tan. Theo Cục Chế biến Thương mại Nông lâm sản và Nghề muối, từ nay đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030, về chế biến cà phê, Bộ NN-PTNT không chủ trương xây dựng thêm các nhà máy chế biến cà phê mà tập trung mạnh vào đổi mới công nghệ để tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê chế biến theo hướng tăng sản phẩm chế biến sâu. Mục tiêu là đến năm 2020, có từ 25% sản lượng cà phê nhân trở lên được chế biến thành các sản phẩm cà phê phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng (cà phê rang xay, cà phê hòa tan).

Cụ thể: Sản lượng cà phê rang xay là 50.000 tấn/năm, cà phê hòa tan 255.000 tấn/năm (20% là cà phê hòa tan nguyên chất). Đến năm 2030, sản lượng cà phê hòa tan sẽ tăng lên 350.000 tấn/năm, còn cà phê rang xay vẫn giữ như năm 2020. Sở dĩ như vậy là vì cà phê hòa tan được định hướng phát triển mạnh để phục vụ XK và một phần đáp ứng tiêu dùng nội địa, còn cà phê rang xay chủ yếu cho tiêu dùng nội địa.

Cà phê Việt “bước vào” cửa hàng Starbucks

Theo Sơn Trang

Nông nghiệp Việt Nam

-->Đọc thêm...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng giảm gần 5% so với cùng kỳ

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng giảm gần 5% so với cùng kỳ

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu trong 8 tháng của năm 2015 lên mức 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu ​trong 8 tháng của năm 2015 ​lên mức 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,52 tỷ USD, tăng 8,2%.

Trong các mặt hàng nông sản chính, giảm mạnh nhất là các mặt hàng như càphê, cao su và gạo. Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng ước đạt 4,09 triệu tấn với 1,76 tỷ USD, giảm 8,6% về khối lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Mặc dù xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với 35% thị phần.

Đáng chú ý nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến 74% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Đối với càphê, trong 8 tháng của năm, khối lượng xuất khẩu đạt 874.000 tấn với tổng giá trị 1,79 tỷ USD, giảm gần 33% về khối lượng và giảm 33% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu cao su ước đạt 632.000 tấn với giá trị đạt 922 triệu USD, tăng 11% về khối lượng nhưng giảm 10% về giá trị.

Mặt hàng chè xuất khẩu đạt 79.000 tấn với giá trị đạt 134 triệu USD, giảm 5,6% về khối lượng và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Sắn và các sản phẩm từ sắn cũng đã xuất khẩu được 3,05 triệu tấn với giá trị 951 triệu USD, tăng 29,6% về khối lượng và tăng 26% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm này, chiếm tới 89% thị phần.

Tiêu và hạt điều vẫn là điểm sáng trong các mặt hàng nông sản nhờ giá xuất khẩu tăng cao, lần lượt là 28% và 13%. Do khối lượng xuất khẩu tiêu chỉ đạt 104.000 tấn (giảm 21,7%) nên giá trị tiêu giảm 1% ​xuống 978 triệu USD.

Hạt điều xuất khẩu đạt 214.000 tấn (tăng 8,4%), với 1,55 tỷ USD (tăng 22%) về giá trị so với cùng kỳ./.

Phá giá Nhân dân tệ tác động thế nào đến hàng nông thủy sản Việt Nam?

Theo TTXVN

Vietnam+

-->Đọc thêm...

Thiếu hụt cà phê thế giới sẽ trầm trọng thêm trong vụ tới

Thiếu hụt cà phê thế giới sẽ trầm trọng thêm trong vụ tới

Thị trường cà phê thế giới niên vụ 2015/16 sẽ thiếu hụt khoảng 3,5 triệu bao (60 kg/bao). Đó là dự báo mới nhất của Volcafe – công ty kinh doanh cà phê thuộc tập đoàn ED&F Man. Điều này trái ngược hẳn với dự đoán của Volcafe hồi tháng 5 rằng sẽ dư thừa 1,3 triệu bao trong niên vụ 2015/16.

Như vậy, thị trường cà phê sẽ thiếu hụt năm thứ 2 liên tiếp. Volcafe ước tính niên vụ 2014/15 thế giới sẽ thiếu 6,4 triệu bao, khi tồn trữ của Brazil liên tục sụt giảm trong cả niên vụ này và niên vụ tới.

Cung robusta tăng so với arabica, bởi tồn trữ robusta ở các nước sản xuất dự đoán tăng lên, sẽ khích lệ các nhà chế biến chuyển sang tăng cường sử dụng robuts trong việc pha trộn.

“Trong niên vụ 2015/16, dự đoán các nhà nhập khẩu sẽ tăng sử dụng robusta thêm 4% và giảm sử dụng arabica Brazil đi 7%, kết quả là sẽ thiếu hụt 2,2 triệu bao robusta”, Volcafe tiên đoán.

Hôm 25/8 ngân hàng Rabobank cũng đã nâng dự báo về mức thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ 2015/16 lên 1,9 triệu bao, từ mức 1 triệu bao công bố cách đây chỉ 1 tháng.

Theo ngân hàng này, các yếu tố cơ bản trên thị trường cà phê đã “trở nên tích cực” mặc dù môi trường kinh tế vĩ mô còn ảm đạm. Do vậy, giá arabica có thể tăng lên 140 US cent/lb vào cuối năm nay, từ mức khoảng 120 US cent hiện nay. Thời tiết bất lợi ở Brazil và sản lượng của Việt Nam sẽ chỉ ở mức trung bình trong khi nhu cầu ở châu Âu gia tăng sẽ là những lý do chính khiến giá tăng lên.

Dự đoán của Rabobank về mức thiếu hụt trong niên vụ 2014/15 cũng được điều chỉnh tăng lên 6,9 triệu bao, từ mức 6,7 triệu bao đưa ra trước đây, bởi thất vọng về vụ mùa của Peru.

Sản lượng cà phê thế giới giảm

Volcafe hạ 4,9 triệu bao dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2015/16 xuống 149,6 triệu bao, với sản lượng của Brazil, Việt Nam và Colombia đều sụt giảm.

“Tồn trữ sẽ vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu dự kiến cho vụ tới, song dự trữ đệm sẽ chỉ còn rất ít vào cuối vụ 2015/16”, báo cáo của Volcafe viết.

Sản lượng của Brazil vụ tới dự báo sẽ đạt 48,3 triệu bao, giảm từ mức 51,9 triệu bao dự đoán hồi tháng 5, giảm 0,9 triệu bao so với vụ trước, và là mức thấp nhất kể từ vụ 2011/12. Các chuyên gia dự đoán sản lượng của nước này sẽ vào khoảng từ 45 triệu đến 51,8 triệu bao. Sản lượng arabica dự báo sẽ ở mức 32,6 triệu bao, còn robusta sẽ là 15,7 triệu bao.

Volcafe cho biết, trong vụ vừa qua, hạt cà phê Brazil nhỏ hơn những vụ trước, và tỷ lệ quả chín khi thu hoạch cũng không cao.

Tổng sản lượng cà phê Brazil hai vụ 2014/15 và 2015/16 sẽ thấp hơn khoảng 14% so với 2 vụ trước đó, bởi thời tiết khô hạn trong nhiều tháng của 2014 và kéo dài tới đầu 2015.

Sản lượng của Colombia niên vụ 2015/16 được Volcafe dự báo đạt 13 triệu bao, tăng so với 12,5 triệu bao vụ 2014/15, trong bối cảnh “mùa màng nhìn chung diễn biến tốt, song thời tiết khô hạn cũng làm gia tăng lo ngại”.

Về Việt Nam, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới, Volcafe dự báo sản lượng vụ 2015/16 sẽ ở mức 30 triệu bao, giảm so với 30,5 triệu bao dự đoán hồi tháng 5, bởi nhiều nông dân chuyển diện tích trồng tiêu sang những loại cây khác đang cho lợi nhuận cao hơn, như hạt tiêu chẳng hạn.

"Theo khảo sát sơ bộ hồi đầu hè thì vụ này dự báo sẽ được mùa, song chúng tôi nhận thấy rằng năng suất bị giảm nhẹ”, và “việc tưới nước có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực do mưa đến muộn, nhưng một số khu vực vẫn trong tình trạng thiếu nước”.

Nhu cầu tăng

Nhu cầu cà phê EU đang mạnh hơn nhiều so với dự đoán, với lượng tiêu thụ trong quý II/2015 đạt 11,8 triệu bao, tăng 2,7% so với cùng quý năm ngoái, theo Rabobank.

Ngoài ra, nhu cầu ở Thụy Sĩ và Nauy cũng mạnh, và nhập khẩu vào Nga không có dấu hiệu sụt giảm mặc dù đồng Rúp suy yếu.

Rabobank cho biết trong 6 tháng đầu năm 2015 các nước không sản xuất cà phê đã tiêu thụ nhiều hơn 1,75 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo của Volcafe và Rabobank đều dựa trên cơ sở thời tiết “bình thường”. Nếu thời tiết ở những nước sản xuất lớn như Brazil trở nên thất thường thì tình trạng sẽ còn xấu hơn những gì họ dự đoán trên đây.

21 mặt hàng giảm giá không phải do Trung Quốc

Vân Chi

Theo Trí thức trẻ/Agrimoney

-->Đọc thêm...

Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2015 giảm 15%

Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2015 giảm 15%

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, năm 2015, cà phê sẽ lại mất mùa, sản lượng sẽ giảm khoảng 15% so với niên vụ 2014 và là năm mất mùa thứ 2 liên tiếp.

Sản lượng cà phê niên vụ 2015 được dự báo chỉ còn khoảng 1,6 triệu tấn so với 1,75 triệu tấn của niên vụ 2014. Nguyên nhân chính được đưa ra là do năm 2015 thời tiết bất thường, hạn hán kéo dài đúng thời điểm cà phê ra hoa, khiến tỷ lệ đậu quả thấp. Cùng với đó, diện tích cà phê già cỗi chiếm 20% tổng diện tích cà phê hiện nay và việc người dân chuyển sang trồng cây cho giá trị cao hơn đã khiến sản lượng cà phê giảm.

Cũng theo Tổng Cục Hải quan thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2015, lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt 800.000 tấn, kim ngạch đạt 1,7 tỉ USD, giảm khoảng 30% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kì. Tình hình giảm sản lượng cà phê không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà các nước trồng nhiều cà phê trên thế giới như Brazil, Colombia cũng giảm sản lượng niên vụ 2015 với lượng thiếu hụt toàn thế giới khoảng 300.000 tấn.

Cà phê Việt Nam mất mùa, xuất khẩu sụt giảm mạnh

Theo VTV

-->Đọc thêm...

Niên vụ thứ ba mất mùa, sản lượng cà phê có khả năng giảm 20%

Niên vụ thứ ba mất mùa, sản lượng cà phê có khả năng giảm 20%

Sản lượng cà phê giảm do các tỉnh vùng trọng điểm cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai bị hạn nặng, kéo dài khiến hàng chục nghìn ha càphê bị thiếu nước tưới chết khô.

Theo Hiệp hội Cà phê cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 có khả năng giảm từ 20% trở lên so với kế hoạch.

Niên vụ 2015-2016 là niên vụ thứ ba liên tiếp cây cà phê bị mất mùa, gây thiệt hại lớn đối với các nông hộ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân giảm sản lượng được cho là do từ đầu niên vụ, các tỉnh vùng trọng điểm cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai bị hạn nặng, kéo dài khiến hàng chục nghìn ha càphê đang trong thời kỳ kinh doanh bị thiếu nước tưới chết khô hoặc khô cành, khó khăn trong việc chăm sóc phục hồi.

Tại tỉnh Đắk Lắk, nơi có diện tích cà phê nhiều nhất nước, trên 204.500ha, mùa khô vừa qua có 47.835ha càphê bị thiếu nước tưới làm chết khô hoặc khô cành, giảm năng suất, sản lượng 15-20% so với niên vụ trước.

Mặt khác, diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém, hiệu quả kinh tế thấp ngày càng tăng trong khi việc thực hiện tái canh chậm. Chỉ riêng các tỉnh Tây Nguyên diện tích càphê trên 20 năm tuổi (già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh) cần phải trồng tái canh từ nay đến năm 2020 là hơn 120.000ha. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên các nông hộ, doanh nghiệp triển khai trồng tái canh càphê còn hạn chế, tiến độ không như mong muốn.

Quả cà phê đang bước vào giai đoạn chắc hạt, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê tập trung chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh để tăng kích thước, trọng lượng nhân càphê, giảm tình trạng rụng quả non./.

Thiếu hụt cà phê thế giới sẽ trầm trọng thêm trong vụ tới

Theo Quang Huy

TTXVN

-->Đọc thêm...

Diện tích càphê, hồ tiêu tại Đắk Lắk vượt xa so quy hoạch

Diện tích càphê, hồ tiêu tại Đắk Lắk vượt xa so quy hoạch

Trong vài năm gần đây, giá càphê nhân, hồ tiêu tăng cao và ổn định kéo dài, nhất là hồ tiêu nên đã thu hút nông dân các dân tộc đổ xô vào mở rộng diện tích càphê, hồ tiêu không theo quy hoạch làm cho diện tích hai loại cây này vượt xa so với quy hoạch đến năm 2020.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk ổn định 190.000 ha càphê và 5.000 ha hồ tiêu nhưng hiện nay, tỉnh đã có 204.500 ha càphê và trên 16.000 ha tiêu. Diện tích cây càphê, hồ tiêu đã có mặt ở 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là địa phương có diện tích càphê, hồ tiêu nhiều nhất nước.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ngành hàng càphê, hồ tiêu của tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 300.000 lao động trực tiếp và hơn 100.000 lao động gián tiếp đóng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Chỉ riêng đối với cây càphê, Đắk Lắk chiếm 40% diện tích càphê của cả vùng Tây Nguyên và 30% diện tích càphê của cả nước, với sản lượng trên 450.000 tấn càphê nhân/năm.

Đặc biệt, càphê, hồ tiêu là những mặt hàng nông sản chiếm trên 86% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản và đóng góp trên 20% tổng thu ngân sách địa phương. Đời sống người dân ở các vùng trồng càphê, hồ tiêu của tỉnh đã từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng lên, số hộ nghèo giảm nhanh. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng từ nguồn thu xuất khẩu càphê như điện, đường, trường, trạm phục vụ tốt yêu cầu sản xuất và đời sống. Bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện rõ.

Tuy nhiên, cũng theo sự đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, việc tăng trưởng “nóng” của cây càphê, hồ tiêu không theo quy hoạch, kế hoạch về diện tích dẫn đến hệ lụy rừng bị tàn phá, thu hẹp dần, đất bị rửa trôi năng suất. Sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp, hiệu quả kinh tế mang lại còn ở mức thấp. Mặt khác, môi trường sinh thái trong vùng trồng càphê, hồ tiêu ngày càng bị ô nhiễm, mất tính ổn định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của các vùng nông thôn.

Nghiêm trọng hơn, phần lớn diện tích càphê, hồ tiêu trồng ngoài vùng quy hoạch đều xa nguồn nước hoặc không chủ động được nguồn nước, trồng trên những chân đất không thích hợp, nguồn giống không rõ nguồn gốc nên thường bị dịch bệnh, năng suất kém, hiệu quả kinh tế không cao. Thậm chí, nhiều hộ gia đình còn mất trắng hàng trăm triệu đồng do vườn càphê thiếu nước tưới bị chết khô hoặc các vườn tiêu bị các bệnh chết nhanh, chết chậm.

Ngay trong mùa khô năm 2015 vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã có 47.835 ha càphê bị thiếu nước tưới làm chết đứng vườn cây hoặc khô cành, chủ yếu trồng ngoài vùng quy hoạch gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng.

Để khắc phục tình trạng phát triển cây càphê, hồ tiêu ồ ạt như trên, tỉnh Đắk Lắk đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển càphê bền vững và phấn đấu đến năm 2020 giảm diện tích càphê xuống còn 170.000 ha, hàng năm đạt sản lượng từ 450.000 tấn càphê nhân trở lên. Những diện tích càphê già cỗi, năng suất thấp, hiệu quả kém, không chủ động được nguồn nước, không nằm trong vùng quy hoạch, tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc trồng tái canh bằng các giống mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt yêu cầu xuất khẩu.

Tỉnh cũng khuyến cáo nông dân chuyển đổi những vườn tiêu ở những chân đất không thích hợp sang trồng các loại cây trồng khác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời, không mở rộng diện tích mà chỉ đi sâu vào đầu tư thâm canh ở những vườn tiêu có chân đất thích hợp, ít sâu bệnh để mang lại hiệu quả kinh tế cao./.

Hồ tiêu Việt Nam đang chi phối thị trường thế giới

Theo Quang Huy

Vietnam+

-->Đọc thêm...

Xuất khẩu nông sản: Vì sao còn nhiều “trăn trở”?

Xuất khẩu nông sản: Vì sao còn nhiều “trăn trở”?

Tăng trưởng và xuất khẩu ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam từ đầu năm 2015 đến nay liên tục sụt giảm xuất phát từ nhiều lý do...

Chia sẻ tại hội thảo “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động kinh tế thế giới” được tổ chức sáng 16/9, ông Nguyễn Trung Kiên - Trưởng bộ môn nghiên cứu thị trường và ngành hàng, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp cho biết, tăng trưởng và xuất khẩu ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam từ đầu năm 2015 đến nay liên tục sụt giảm.

Theo ông Kiên, Việt Nam là nước có thặng dư thương mại về nông lâm thủy sản nhưng đã trải qua đợt sụt giảm dài bất thường từ tháng 10/2014 đến tháng 2/2015. Mức phục hồi nhẹ giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6/2015 không đủ bù để đạt mức thặng dư thương mại. Sau đó, đến giai đoạn tháng 7-8/2015, xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục suy giảm.

Trong khi đó, số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc là đối tác lớn của một loạt nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc chiếm 36,7% tổng giá trị xuất khẩu gạo; 47% giá trị xuất khẩu cao su; 36,2% giá trị xuất khẩu rau quả và cung cấp đến 55% thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam.

Bức tranh với những gam màu sáng-tối

So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam 8 tháng năm 2015 tăng 4% về lượng nhưng tăng tới 18% về giá trị nhờ giá xuất khẩu cao. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm: Mỹ, Singapore, EU…

Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 8 tháng tăng 10,4%. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục là các thị trường dẫn đầu, trong đó Mỹ đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng.

Xuất khẩu hạt điều tăng 13% về lượng và 26% về giá trị so với cùng kỳ. Thị trường Mỹ, EU tiếp tục là lực đỡ khi xuất khẩu sang Trung Quốc suy giảm.

Xuất khẩu rau quả tăng 11,2% sau những nỗ lực khơi thông thị trường. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam do xuất khẩu sang các thị trường cao cấp còn kém.

Tuy nhiên, bên cạnh điểm sáng còn những điểm xám và tối. Đó là xuất khẩu gạo giảm 8% về lượng, 13% về giá trị chủ yếu do Trung Quốc giảm nhập khẩu.

Xuất khẩu cà phê giảm 14% về lượng và 16% về giá trị. Các thị trường nhập khẩu lớn đều giảm như Đức giảm 22% về lượng, Mỹ giảm 18%; Ý giảm 9%...

Xuất khẩu cao su tăng 16% về lượng nhưng giảm 6% về giá trị do Trung Quốc giảm nhập khẩu. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 49% thị phần cao su của Việt Nam.

Vì sao còn nhiều "trăn trở"?

Theo chia sẻ của vị đại diện Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ 4,6% hồi tháng 8/2015 không những dẫn đến những tác động trên thị trường tài chính, mà còn ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam – một ngành vốn đang phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã phá giá sau khi các đồng tiền chính giảm mạnh so với USD. Từ tháng 1/2013- tháng 8/2015, đồng Euro giảm 20%; đồng Yên Nhật giảm 39%; đồng Won Hàn Quốc giảm 11% so với đồng USD.

Đặc biệt, giảm mạnh nhất là đồng tiền của các nước đang phát triển như đồng Real Brazil giảm 72%; đồng Rupiad Indonesia giảm 42%; đồng Ringgit Malaysia giảm 33%; đồng Rupee Ấn Độ giảm 20%; đồng Bant Thái giảm 18%...

Việc phá giá của các đồng tiền trên khiến cho giá xuất khẩu các nông sản chính của Việt Nam giảm mạnh so với trước đây. Giá gạo Việt Nam đang xấp xỉ giá gạo Thái Lan, Ấn Độ ở vùng giá thấp. Việt Nam chiếm thị phần trên 65% nhập khẩu gạo của Trung Quốc năm 2012-2013; giảm xuống 53% năm 2014 và xuống 47% trong 4 tháng năm 2015. Đối thủ của Việt Nam trên thị trường này là Thái Lan, Campuchia và Pakistan.

Về cà phê, giá cà phê giảm mạnh do Brazil và Colombia phá giá tiền gây sức ép đối với xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam.

Về cao su, dự trữ cao su tăng duy trì ở mức cao; giá dầu giảm mạnh khiến nhu cầu cao su của Trung Quốc yếu đã đẩy giá thế giới thấp. Việt Nam đang cố duy trì lợi thế cạnh tranh xuất khẩu cao su nhờ chi phí thấp, năng suất cao nhưng biên độ giữa giá thành và giá xuất khẩu đang thu hẹp dần.

Trên cơ sở đó, ông Kiên cũng chỉ ra 3 vấn đề đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ nhất, Việt Nam sẽ bị suy giảm năng lực cạnh tranh đối với các mặt hàng xuất khẩu do các đối thủ cạnh tranh lớn phá giá như gạo Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan; cà phê Brazil, Colombia; cao su Indonesia, Malaysia…

Thứ hai, suy giảm cầu thế giới đối với hàng nông lâm thủy sản do suy thoái kinh tế Trung Quốc và dư cung làm giảm xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ ba, chính sách tỷ giá của Trung Quốc mang tính thị trường sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn do xuất khẩu nông sản của Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường này.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng giảm gần 5% so với cùng kỳ

Nguyệt Quế

Theo Trí thức trẻ

-->Đọc thêm...

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lao đao bởi biến động kinh tế

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lao đao bởi biến động kinh tế

Dự báo, một vài năm tới, XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với những mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ nhiều khả năng vẫn tiếp diễn “bức tranh” ảm đạm.

"Phải tạo ra nhóm sản phẩm mới: Muốn tạo được các đột phá giúp XK nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định, chủ động và bền vững thì cần tạo được những nhóm sản phẩm mới. Đối với riêng ngành thủy sản, mặt hàng mới đó có thể là mặt hàng cá biển nuôi.

Thực tế 3 năm trở lại đây đã có đơn vị triển khai vấn đề này và kết quả cho thấy, nếu đầu tư khoảng 0,5 triệu USD, giá trị tạo ra sẽ là 1,5 triệu USD/năm. Sản phẩm dễ dàng XK trực tiếp sang Mỹ. Dự kiến, từ nay tới năm 2020, nếu đầu tư nuôi được được 1 triệu tấn cá biển bằng công nghệ nuôi công nghiệp thì giá trị thu về là 5 tỷ USD, thậm chí qua chế biến giá trị thu về có thể lên tới 7-9 tỷ USD."

Chuyên gia thủy sản Nguyễn Hữu Dũng

Ứng phó với tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng mấu chốt là phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị cho bài bản, cùng với đó cần thực sự đổi thay khâu xúc tiến thương mại.

Sức cạnh tranh giảm mạnh

Phát biểu tại Hội thảo “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 16-9, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Ipsard cho biết:

Một thập kỷ trở lại đây kinh tế thế giới biến động mạnh, gần đây là sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Việt Nam thường xuyên nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc, 20% nông sản Việt Nam cũng là XK sang Trung Quốc. Do đó, biến động từ Trung Quốc tác động trực tiếp và gián tiếp tới thương mại nông sản của Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trung Kiên, Quyền trưởng Bộ môn Thị trường và Ngành hàng (Ipsard) cho rằng: Tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào XK nông sản. Suốt từ cuối năm 2014 đến nay, XK nông sản sụt giảm mạnh mẽ. Gần đây, những biến động của kinh tế Trung Quốc như phá giá đồng nhân dân tệ cộng với tình trạng “bong bóng” chứng khoán gây hoang mang, lo lắng cho cả DN và các nhà làm chính sách.

Đối với cà phê, giá cà phê Arabica (cà phê chè) của Brazil và Colombia giảm mạnh nhờ phá giá đồng tiền cũng gây sức ép lớn với XK cà phê Robusta (cà phê vối) của Việt Nam. Liên quan tới mặt hàng cao su, tồn kho cao su thế giới đang tiếp tục tăng lên và giá cao su giảm do giá dầu giảm. Trung Quốc là thị trường XK cao su rất lớn của Việt Nam nhưng hiện nay kim ngạch NK giảm cả lượng và giá trị do chính sách khuyến khích sử dụng cao su nhân tạo làm giảm nhu cầu. Mặt hàng thủy sản cũng không khá hơn khi hiện tại tôm XK của Việt Nam đang có giá bán cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia.

“Dự kiến thời gian tới, một trong những vấn đề nổi cộm đối với XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam là đã bị suy giảm năng lực cạnh tranh về giá với các mặt hàng do các đối thủ cạnh tranh lớn phá giá. Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan; cà phê là Brazil, Colombia; tôm là Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và cao su là Indonesia và Malaysia”, ông Kiên nói.

Theo nhóm nghiên cứu của Ipsard, trước mắt, để tháo gỡ khó khăn trong XK nông, lâm, thủy sản nói chung, cần tận dụng thị trường Mỹ do đồng USD còn có mức giá cao, đẩy mạnh XK các mặt hàng Việt Nam có lợi thế vào thị trường này như thủy sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Cùng với đó, phải nối kết nhanh chóng để có các hợp đồng XK gạo sang Indonesia, Philippines, Malaysia vì các nước này có thể thiếu hụt cung trong năm nay. Đánh giá cao tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển chính ngạch thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng có thể XK như sắn, rau quả, cao su, điều, gỗ và sản phẩm gỗ, tôm.

Xây dựng chuỗi giá trị ổn định

Ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng, về trung và dài hạn, một trong những “lời giải” cho XK nông, lâm, thủy sản là phải hỗ trợ DN đa dạng hóa thị trường XK. Ví dụ gạo là thị trường Bờ Biển Ngà, Ghana, Mỹ, Malaysia... Cà phê là thị trường Hàn Quốc, Ailen, Nga, Úc, Thái Lan…; cao su là Ailen, Thổ Nhĩ Kỳ; thủy sản là Úc, Trung Quốc…

Đưa ra cái nhìn tổng thể, cặn kẽ về tình hình XK nông, lâm, thủy sản nói chung, mặt hàng chè nói riêng, ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam nhấn mạnh: Chiều sâu của “bức tranh” phải xem xét theo chuỗi giá trị. Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản nhưng chỉ nghiên cứu khi sản phẩm đi đến cửa khẩu là dừng lại, trong khi đó DN cần cái nhìn tường tận khi hàng hóa tới tận tay khách hàng cuối cùng. Do đó, quan trọng là phải nghiêm túc nghiên cứu hệ thống chuỗi giá trị của nông sản Việt Nam để hình thành các chuỗi ổn định từ sản xuất, chế biến tới tiêu thụ. Như vậy, nông sản Việt Nam mới tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Tài đưa ra dẫn chứng, trong ngành chè có DN quy mô nhỏ một năm XK khoảng 1.000 tấn nhưng chỉ bán cho hai khách hàng trên thế giới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là DN này bán tới tận khách hàng cuối cùng mà không qua kênh trung gian nào. Nhờ vậy, trong bối cảnh XK chè khó khăn, DN vẫn bán được mức giá cao, thậm chí còn được đối tác ứng tiền cho sản xuất trước.

“Bên cạnh xây dựng chuỗi giá trị ổn định, vấn đề của sản xuất nông, lâm, thủy sản Việt Nam còn là năng suất lao động quá thấp và chất lượng không ổn định. Các sản phẩm thường được sản xuất quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình nên thiếu đồng nhất. Hướng thay đổi là tổ chức lại sản xuất, vẫn duy trì các hộ nhưng phải đảm bảo quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm đồng bộ. Làm tốt các khâu quy hoạch, tổ chức sản xuất rồi mới bàn tới thị trường”, ông Tài nói.

Xung quanh vấn đề này, chuyên gia cà phê Đoàn Triệu Nhạn bổ sung: Với nhiều mặt hàng nông sản nói chung, cà phê nói riêng khâu xác định nhu cầu thị trường cũng như xúc tiến thương mại rất quan trọng. Hiện nay, cà phê làm ra quá nhiều, cà phê đang chất đầy trong kho, trong khi đó chỉ tháng 10 tới, vụ thu hoạch cà phê mới lại bắt đầu. Một trong những giải pháp có thể tính đến là đẩy mạnh tiêu thụ nội địa một cách bài bản, có chiến lược.

Theo ông Nhạn, đối với XK, xúc tiến thương mại cần phải thay đổi theo hướng xác định cụ thể, rõ ràng đối tượng và cách thức xúc tiến. Hiện nay, Đức, Italia, Mỹ là các thị trường NK cà phê truyền thống của Việt Nam thì không cần năm nào cũng tiến hành đi xúc tiến thương mại theo kiểu “đến hẹn lại lên”. Việt Nam cũng đã hướng tới mở rộng thị trường XK mới, thậm chí có đi khảo sát nhưng khảo sát chưa thực sự đến nơi đến chốn để hình dung rõ thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu cho phù hợp.

Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo giá các mặt hàng như gạo, cà phê, tôm, bình quân năm 2016 đều sẽ giảm so với năm 2015 với các mức giảm lần lượt là 13%, 10%, 3%. Riêng các mặt hàng cao su, gỗ tròn và gỗ xẻ có mức giá trung bình tăng lần lượt là 8,7%, 3% và 1% so với trung bình năm 2014.

Còn theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB): Giá gạo cố định tiếp tục khuynh hướng giảm 2-3% năm 2016-2017, đến năm 2020 giảm 7% so với 2015. Giá cà phê Robusta cố định giảm 3% năm 2016, 5% năm 2017, giảm sâu 13% năm 2020 so với năm 2015. Giá cao su chạm đáy năm 2015 rồi dần tăng trở lại nhưng rất khó quay lại mức giá trước năm 2013. Giá tôm năm 2016 giảm 4%, năm 2017 giảm 7%, năm 2020 giảm 13% so với năm 2015.

Nông sản Việt ‘loay hoay’ tìm đường sang Trung Quốc, vì đâu?

Theo Nguyễn Thanh

Báo hải quan

-->Đọc thêm...

Thế giới có nguy cơ thiếu cà phê

Thế giới có nguy cơ thiếu cà phê

Thế giới sẽ cần thêm một Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới để có thể tránh nguy cơ thiếu hụt cà phê.

Nhu cầu tiêu thụ tăng, đặc biệt tại các thị trường mới nổi đồng nghĩa với việc sản lượng cà phê toàn cầu sẽ phải tăng thêm 40 triệu đến 50 triệu bao (loại 60kg/bao) nữa trong vòng 10 năm tới, Andrea Illy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Illycafe, một công ty chuyên kinh doanh cà phê tại Italia nhận định. Hay nói cách khác, sản lượng cà phê cần tăng thêm tương đương sản lượng cả vụ mùa của Brazil.

Mối đe dọa biến đổi khí hậu cùng với giá thấp sẽ khiến người nông dân không muốn tăng sản lượng. Vấn đề này dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn cà phê toàn cầu diễn ra tại Milan trong tuần này.

“Sớm muộn gì trong vài tháng tới hoặc vài năm tới chúng tôi sẽ phải đưa ra quyết định cứng rắn về những việc cần làm. Chúng tôi không biết sẽ phải tìm kiếm lượng cà phê bù đắp này ở đâu”, ông Illy nói.

Theo Volcafe, sản lượng cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 3,5 triệu bao trong niên vụ 2015 – 2016. Niên vụ trước đó, sản lượng cà phê toàn cầu thiếu hụt khoảng 6,4 triệu bao.

Vụ mùa thu hoạch cà phê vừa qua của Brazil bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán năm 2014, khiến giá cà phê Arabica kỳ hạn tăng 50% năm ngoái. Kể từ đầu năm nay, giá cà phê đã giảm 27% do real Brazil mất giá, khiến nước này đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong khi đó, theo Michael R. Neumann, thuộc Hanns R. Neumann Stiftun, tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tăng khoảng hơn 30% lên 200 triệu bao vào năm 2030. Sản lượng toàn cầu năm nay đạt 144 triệu bao và có thể tăng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng. Thị trường có thể trở lại cân bằng vào khoảng năm 2030.

Giá cà phê xuống thấp nhất niên vụ, vì sao?

Theo Minh Phương/Bloomberg

Vinanet

-->Đọc thêm...

Giá cà phê xuất khẩu giảm trước niên vụ mới

Giá cà phê xuất khẩu giảm trước niên vụ mới

Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) vừa cho biết, tuần qua, giá cà phê trong nước có xu hướng giảm theo thị trường thế giới.

Giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm nhẹ 200 đồng/kg, còn mức 34.800- 35.200 đồng/kg; cà phê Robusta giao tại cảng TPHCM (giá FOB) giảm 9 USD/tấn, còn xuống 1.617 USD/tấn.

Khoảng một tháng nữa sẽ bắt đầu niên vụ cà phê mới, nhưng giao dịch vẫn trầm lắng, do người mua vẫn chờ để đánh giá kích cỡ và chất lượng cà phê trước khi ký hợp đồng.

Trong khi đó, nông dân và thương nhân tiếp tục găm hàng chờ giá lên, khiến nguồn cung ra thị trường phần nào bị thắt chặt.

Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt trên 960 nghìn tấn, trị giá 1,96 tỷ USD, giảm trên 31% về lượng và hơn 32% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 2.054 USD/tấn, giảm 0,23% so với năm 2014.

Diện tích càphê, hồ tiêu tại Đắk Lắk vượt xa so quy hoạch

Theo Nam Khánh

Tiền phong

-->Đọc thêm...

Trồng xen cây mắcca trong vườn càphê mang lại hiệu quả cao

Trồng xen cây mắcca trong vườn càphê mang lại hiệu quả cao

Qua hơn 10 năm nghiên cứu, thực nghiệm từ các mô hình, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã khẳng định việc trồng xen cây mắcca trong các vườn càphê vối mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng thuần càphê.

Do vậy, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã khuyến khích các nông hộ sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên cần nhân rộng các mô hình trồng xen cây mắcca trong các vườn càphê vối để không những mang lại hiệu quả kinh tế cao trên từng đơn vị diện tích mà còn có tác dụng phòng hộ cho vườn càphê; đồng thời giảm thiểu lượng nước tưới trong mùa khô, tái cân bằng tự nhiên, điều tiết và ổn định năng suất càphê.

Qua thí điểm tổng diện tích các mô hình trồng xen cây mắcca trong các vườn càphê hơn 15ha cho thấy, cây mắcca đều sinh trưởng, phát triển tốt ở tất cả các mô hình. Vườn mắcca trồng xen càphê tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Buôn Ma Thuột, Krông Năng (Đắk Lắk)… cho tỷ lệ ra hoa, đậu quả khá tốt, trong khi đó, năng suất vườn càphê vẫn không thay đổi.

Cụ thể, tại các mô hình thí điểm tại các xã Phú Lộc, Đliê Ya, Ea Tân thuộc huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho thấy, nếu trồng 185 cây mắcca xen trong 1ha càphê vối với khoảng cách 9x6m (ba hàng càphê xen một hàng cây mắcca) sau 9 năm năng suất vườn càphê vẫn không thay đổi (đạt từ 4 đến 4,35 tấn càphê nhân/ha) mà còn thu thêm được từ gần 3 tấn hạt mắcca/ha/năm.

Qua tổng hợp tổng giá trị sản phẩm mỗi niên vụ, các nông hộ có tổng thu trên 396 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí, người trồng thực lãi trên 294 triệu đồng/ha/năm. Trong khi trồng thuần càphê chỉ thu được lợi nhuận từ 93 đến 100 triệu đồng/ha/năm…

Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đã tuyển chọn bốn dòng mắcca vô tính có sản lượng vượt trội, gồm OC, 246, 816, 849 để nhân giống cung ứng cho các nông hộ, doanh nghiệp trồng xen trong các vườn càphê. Các giống mắcca này không những cho năng suất cao (sau khi đưa vào kinh doanh, cho năng suất 7 đến 9 kg/cây) mà còn khá thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng Tây Nguyên.

Để tạo điều kiện cho các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên mở rộng diện tích trồng xen cây mắcca trong các vườn càphê, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cũng cần tăng cường hơn nữa công tác phổ biến kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ kỹ thuật khuyến nông với các nông hộ, giữa nông hộ với nhau.

Cây mắcca là loại cây gỗ lớn, có nguồn gốc ở vùng rừng mưa ven biển thuộc miền Nam và miền Bắc của Australia. Cây mắcca là loại cây chịu khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ.

Theo tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, một số địa phương ở khu vực Tây Nguyên có độ cao so với mặt nước biển từ 450m trở lên, có nền nhiệt độ lạnh vào khoảng tháng 12, tháng Một rất phù hợp với cây mắcca.

Ngoài ra, thời điểm ra hoa mắcca nở rộ vào tháng Hai, tháng Ba ở Tây Nguyên không có mưa, không có sương giá nên có ưu thế hơn hẳn so với các tỉnh phía Bắc./.

Giá cà phê xuất khẩu giảm trước niên vụ mới

Theo Quang Huy

Vietnam+

-->Đọc thêm...

Bạc phận hồng nhan doanh nhân Hà Thúy Linh - Kỳ 1: “Làm ăn với nước ngoài, không dễ đâu!“

Bạc phận hồng nhan doanh nhân Hà Thúy Linh - Kỳ 1: “Làm ăn với nước ngoài, không dễ đâu!“

Vụ đột tử bất thường của nữ doanh nhân Hà Thúy Linh tại Trung Quốc đã trôi qua hơn nửa tháng, nhưng cơ quan chức năng nước sở tại vẫn chưa hé lộ bất kỳ thông tin nào về nguyên nhân.

Có thể nói, cái chết đột ngột của nữ doanh nhân Hà Thúy Linh - GĐ Công ty TNHH Hà Linh, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Lâm Đồng - tại Trung Quốc khiến dư luận quan tâm bởi có quá nhiều câu hỏi đặt ra và cần được làm sáng tỏ.

Phía sau con người ấy cũng có không ít chuyện cần được nói tới để dư luận hiểu thêm về một nữ doanh nhân hồng nhan bạc phận, cả đời gắn với cây chè, với sản phẩm trà Ô long, người từng góp nhiều công lao để đưa trà Ô long trở thành sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và Việt Nam.

Tung tích đối tác nước ngoài vẫn là bí ẩn

Sáng hôm đó, trong ngôi nhà khá khang trang và cũng là trụ sở của Công ty TNHH Hà Linh trên đường Hùng Vương (31 Hùng Vương, TP.Đà Lạt) có khá đông người nhưng lại tĩnh phắc, lặng lẽ bởi họ đang đón đợi thi hài của nữ chủ nhân được đưa về từ Trung Quốc.

Ngồi trước mặt chúng tôi là luật sư Trương Quang Quý - trợ giúp pháp lý của Công ty TNHH Hà Linh, người phát ngôn chính của Công ty trong lúc này, và chị Hà Ngọc Hương - em ruột của nữ doanh nhân xấu số Hà Thúy Linh. Cả hai lặng lẽ trao đổi với chúng tôi một số vấn đề xung quanh cái chết bất thường của bà Hà Linh (tên thường gọi).

Luật sư Trương Quang Quý nói: “Trước ngày chị Linh sang Trung Quốc (19.9), cả công ty ai cũng hy vọng, với tài ngoại giao của chị Linh, công việc làm ăn của Công ty Hà Linh rồi sẽ chuyển sang một trang mới.

Vì, theo như lời cô ấy nói với tôi thì chuyến đi này, ngoài việc gặp gỡ để bàn thảo với một số bạn hàng cũ về chuyện nợ nần và xuất khẩu hàng, cô ấy còn giải quyết một vấn đề cực kỳ quan trọng là thương thảo với một đối tác hoàn toàn mới để ký hợp đồng lâu dài tiêu thụ trà Ô long; và có thể sẽ còn là chuyện góp vốn vào công ty của đối tác này để làm ăn chung...”.

Doanh nhân Hà Thúy Linh.
Doanh nhân Hà Thúy Linh.

Chị Hương nói thêm: “Mỗi lần ghé thăm tôi (ở xã Trạm Hành, Đà Lạt, gần nhà máy chế biến của Công ty Hà Linh), chị Linh chỉ nói vài câu, cười oang oang, rồi vội vàng ra xe để đi lo công chuyện. Nhưng lần thăm cuối cùng trước khi chuyến đi Trung Quốc vừa rồi thì khác. Hai chị em tâm sự đến hơn tiếng đồng hồ. Trong câu chuyện hơn tiếng đồng hồ ấy, chị Linh có hỏi tôi: “Nếu ít lâu nữa công ty mở rộng sản xuất - kinh doanh, Hương có quay trở lại làm việc cho chị như trước đây không?”.

Không đợi tôi trả lời, chị giải thích luôn: “Chuyến đi Trung Quốc lần này, chị giải quyết một hợp đồng với một đối tác rất đặc biệt. Nếu thuận buồm xuôi gió, không những đối tác ấy sẽ là chỗ tiêu thụ hàng của Công ty Hà Linh lâu dài mà có thể còn là một “Mạnh Thường Quân” góp vốn để công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất - kinh doanh”. Tôi hỏi đối tác đó là ai thì chị ấy bảo, chuyện này phải bí mật đến giờ chót...”.

Luật sư Quý củng cố thêm thông tin: “Sau mấy lần bàn thảo với đại diện của một đối tác Trung Quốc bí mật nào đó tại TPHCM, trước khi bay sang Trung Quốc, chị Hà Thúy Linh có yêu cầu tôi thảo một hợp đồng mua bán, trong đó phần ghi bên mua được bỏ trống. Tôi hỏi thì chị ấy bảo rằng, qua Trung Quốc gặp đối tác sẽ ghi vào sau. Với tư cách là luật sư trợ giúp pháp lý cho công ty, tôi đề nghị chị Linh cho biết tên của đối tác, nhưng chị ấy bảo không được, yêu cầu của đối tác là không tiết lộ cho bất kỳ ai”.

Luật sư Trương Quang Quý .
Luật sư Trương Quang Quý .

Theo lời kể của chị Hương, bà Hà Thúy Linh từng tiết lộ rằng, đối tác bí ẩn có đề nghị góp 20% vốn vào Công ty TNHH Hà Linh để cùng làm ăn lâu dài, song bà Linh cho biết, sẽ tìm hiểu cặn kẽ vấn đề, nếu điều đó có lợi cho công ty, có lợi cho tập thể người lao động thì bà sẵn sàng; còn ngược lại, nếu những điều kiện mà họ đưa ra không có lợi thì thôi, sẽ bàn thảo cách hợp tác khác.

Như vậy, cho tới khi bà Hà Linh sang Trung Quốc, người nhà và người lao động trong Công ty TNHH Hà Linh chưa một ai biết danh tính đối tác người nước ngoài bí ẩn đó. Mãi cho đến khi nhận được tin bà Hà Thúy Linh bị mê man bất tỉnh tại một quán nước, sau đó bị đánh đập, bị cướp tài sản và chết tại một bệnh viện của nước sở tại khi đi cùng với “một người bạn”.

Xâu chuỗi lại toàn bộ vấn đề, luật sư Trương Quang Quý đặt nghi vấn: Phải chăng “người bạn” cùng đi với Hà Thúy Linh vào quán nước ấy chính là đối tác hẹn gặp để bàn chuyện làm ăn, là một trong những mục đích của chuyến đi Trung Quốc lần này của GĐ Công ty TNHH Hà Linh? Như vậy, phải chăng việc hẹn bà Hà Linh ký kết hợp đồng tiêu thụ trà Ô long và bàn chuyện góp vốn làm ăn lâu dài thực chất chỉ là chiêu thức phỉnh dụ để thực hiện một mưu đồ khác mà hậu quả là bà Hà Thúy Linh đã tử vong một cách oan uổng ở nước ngoài?

Chị Hà Ngọc Hương - em ruột của nữ doanh nhân Hà Thúy Linh.
Chị Hà Ngọc Hương - em ruột của nữ doanh nhân Hà Thúy Linh.

“Làm ăn với nước ngoài, không dễ đâu!”

Chị Hương kể cho chúng tôi câu chuyện “làm ăn” của bà Hà Linh: “Hồi năm 2002, chị Linh cùng chồng là Lin Ching Choang (người Đài Loan, tên tiếng Việt là Lâm Thiên Sáng) tách khỏi Công ty Fusheng để ra làm ăn riêng, thành lập công ty mới lấy tên là Công ty TNHH HaiYih. Tôi là dân làm trà nên ngay từ đầu, chị Linh đã kéo tôi vào làm cho chị ấy. Lúc này, anh Lâm Thiên Sáng làm GĐ, chị Linh làm Phó GĐ.

Là phó giám đốc nhưng hầu như mọi chuyện của công ty đều một tay chị Linh lo hết. Những ngày đầu mới thành lập Công ty TNHH HaiYih khó khăn vô cùng. Là em ruột, tôi thật xót xa khi thấy chị mình đầu tắt mặt tối, căng người đến kiệt sức để giữ cho HaiYih đứng vững. Một mặt, phải lo cạnh tranh với bên ngoài, một mặt phải cạnh tranh với chính Công ty Fusheng vừa từ đó tách ra, nếu không cứng tay chèo chống, HaiYih sẽ “đổ” ngay từ trong trứng nước.

Tôi còn nhớ, tháng lương đầu tiên tôi nhận của HaiYih là 220.000 đồng. Nói thật, đó là một con số quá... bọt bèo; nhưng tôi tự nhủ, làm cho chị ruột mình mất đi đâu mà lo. Vậy là tôi cũng lao vào lo công việc đến kiệt cùng sức lực. Hồi đó, tôi định học tiếng Trung để có điều kiện giúp chị nhiều hơn. Không ngờ, chị ấy gạt phăng, cấm tôi học, ngay cả việc tôi học lỏm qua một người khác cũng bị chị ấy cấm.

Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không hiểu nguyên nhân vì sao chị ấy cấm tôi. Phải chăng, ngay từ những ngày đầu bước ra làm kinh doanh, chị ấy đã phải tiếp xúc với người nước ngoài... nên hiểu nhiều thứ hơn tôi và không muốn tôi “dây” vào?”.

Thực ra, trước khi lấy chồng và bước vào thương trường, Hà Thúy Linh đã thường xuyên tiếp xúc với người Đài Loan và Trung Quốc. Vì hồi đó, khi còn làm trong ngành du lịch, Hà Thúy Linh là thông dịch viên tiếng Trung.

Chúng tôi còn nhớ khoảng giữa những năm 90 của thế kỷ trước, khi đi cùng đoàn khảo sát của ngành bưu điện chọn điểm xây dựng bia tưởng niệm ở vùng Cầu Đất - Xuân Trường (Đà Lạt), trong buổi trưa ăn bánh mì uống nước suối dưới một vòm đá bên một con suối giữa rừng, bỗng thông dịch viên Hà Thúy Linh quay sang anh Nguyễn Duy Ninh - GĐ Bưu điện tỉnh Lâm Đồng lúc ấy - nói một câu không ăn nhập gì với chuyện thông dịch viên và cũng không ăn nhập gì với chuyện khảo sát: “Em mê đất này lắm, mê mấy thứ cây trồng...”.

Anh Ninh vốn là người rất nhạy: “Có phải em mê hai thứ cây càphê và chè của vùng đất Xuân Trường - Cầu Đất này không?”. Câu trả lời của Linh khiến chúng tôi và tất nhiên là cả anh Ninh bất ngờ: “Em mê cây chè!”.

Anh Ninh như đang mở cuốn sách nằm trong vùng ký ức của mình ra: “Xứ Cầu Đất này được sinh ra là để dành riêng cho cây càphê và cây chè. Càphê Cầu Đất ngon bao nhiêu thì cây chè xứ này cũng tuyệt hảo nhường ấy. Không phải ngẫu nhiên mà khi mang hai loại cây trồng này sang Việt Nam, người Pháp đã chọn chân đất Cầu Đất này. Nhưng, tôi xin được lưu ý các vị là, nhất là với Hà Linh vì “em chọn cây chè”, trong tương lai, nếu chọn cây chè cho vùng Cầu Đất thì hãy nhớ lại mấy câu thơ thế này: “Đầy vườn tươi tốt lá chè xanh/Ngắt hái vò phơi sẵn để dành/Nhắn bảo cố đô bao thượng khách/Ô long có ở nước Nam mình”. Đó là mấy câu thơ của danh sỹ thế kỷ 19 Đặng Huy Trứ. Đấy, trong tương lai, nếu chọn cây chè cho Cầu Đất thì phải là cây chè “ngắt hái vò phơi...” chứ không phải “om” trã đất như nông dân ta xưa nay!”.

Nghe anh Nguyễn Duy Ninh “nói chuyện trên trời”, bỗng dưng tôi thấy Hà Linh gật gật đầu như một người tâm đầu ý hợp và đang nhận ra điều gì đó mới lạ, hay ho... Vì thú thật, với chúng tôi ngày ấy, khái niệm “trà Ô long” xem ra vẫn còn xa lạ lắm!

Trung Quốc khám nghiệm tử thi bà Hà Linh tìm nguyên nhân tử vong

Theo KHẮC DŨNG

Lao động

-->Đọc thêm...

Cơm gạo dần ra khỏi thực đơn của người châu Á, thay bằng mì và bánh mì

Cơm gạo dần ra khỏi thực đơn của người châu Á, thay bằng mì và bánh mì

Châu Á đang giảm dần lượng cơm gạo sử dụng trong các bữa ăn, thay vào đó tăng cường sử dụng các sản phẩm làm từ bột mì.

Tại Hàn Quốc, những bà mẹ công sở đã trở nên thường xuyên chuẩn bị bánh mì cho các bữa sáng bởi nó rất thuận tiện và dễ ăn, tiết kiệm cho họ nhiều thời gian. Người dân ở các thành phố cũng đã quen thuộc với các loại bánh mì, bánh ngọt, mì sợi, mì ống…Nhu cầu lúa mì ở Hàn Quốc đã tăng nhanh gấp đôi so với tiêu thụ gạo kể từ 2008. Xu hướng tiêu dùng ở các thị trường châu Á khác cũng diễn ra tương tự.

Châu Á vốn chủ yếu tự cung tự cấp lúa gạo, nhưng nhu cầu bánh mì và bột mì phổ biến ở khắp nơi, từ Mumbai tới Manila đã đưa khu vực này trở thành thị trường nhập khẩu lúa mì lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhập khẩu trên 40 triệu tấn mỗi năm trong vòng 5 năm qua, chiếm 25% tổng nhập khẩu lúa mì toàn cầu.

“Tôi ăn bánh mì và uống cà phê mỗi sáng”, cô Lee Seung-Hee có 2 con nhỏ cho biết. Cô Hee đi làm hàng ngày và thường cho con ăn bánh mì vào các bữa phụ. Cô cho biết thêm: “Chồng tôi thích ăn cơm nên tôi cố gắng nấu cơm cho anh ấy, nhưng khi tôi quá bận thì anh ấy cũng phải ăn bánh mì”.

Hàn Quốc chi khoảng 6,36 nghìn tỷ won (5,37 tỷ USD) cho bánh mì, bánh ngọt và các loại bánh bột mì khác trong năm 2014, theo nghiên cứu của SPC Group, chủ sở hữu các chuỗi cửa hàng Paris Croissant và Paris Baguette.

Trong khi tiêu thụ gạo ở Hàn Quốc năm 2014 xuống thấp kỷ lục 65,1 kg/người thì tiêu thụ bột mì lại đạt mức cao nhất kể từ 2006 là 33,6 kg.

"Các bà nội trợ đang có xu hướng tăng cường sử dụng bánh mì và cà phê cho bữa sáng, thay vì cơm và kim chi”, Kang Byung-Oh, Giáo sư kinh tế thuộc Đại họi Chung-Ang cho biết trong nghiên cứu về ẩm thực của các địa phương.

SPC Group, hãng đang điều hành một nhà máy sản xuất bánh mì lớn nhất châu Á và có khoảng 5.000 tiệm bánh ở Hàn Quốc, cho biết thị trường bánh mì xứ Hàn tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm.

“Các bạn có thể thấy xu hướng này trên toàn khu vực, bởi các nước châu Á đang dần Âu hóa… Các món ăn làm từ bột mì làm nhanh và thuận tiện,” ông Koh Hee-Jong, Giáo sư nông học và sinh học thuộc Đại học Quốc gia Seoul cho biết.

Tiêu thụ tăng nhanh, nhất là mì

Tiêu thụ lúa mì gia tăng tập trung ở những thành phố lớn, nơi đang có ngày càng nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu – những người thường xuyên sử dụng các thực phẩm ăn liền như pizza hay sandwichs.

Tại Indonesia, nước nhập khẩu lúa mì lớn thứ 2 thế giới, tiêu thụ mì tăng khiến nhu cầu lúa mì tăng hơn 60% kể từ 2005 lên gần 8 triệu tấn mỗi năm.

Ngay tại Ấn Độ, nước sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới, tiêu thụ dự báo cũn sẽ vượt trên 5 triệu tấn so với sản lượng trong năm 2015, khiến họ phải nhập khẩu nhiều lúa mì nhất trong vòng 8 năm. Nhu cầu tập trung ở các đồng bằng phía Bắc - nơi sản xuất lúa mì chính của Ấn Độ, và đang tăng lên ở cả khu vực phía Nam – nơi có truyền thống tiêu thụ gạo là chính.

Bangladesh dự kiến cũng sẽ phải nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn lúa mì mỗi năm để đáp ứng nhu cầu trong nước – vào khoảng 4 triệu tấn.

“Từ trước tới nay chúng tôi sử dụng cơm gạo 3 lần mỗi ngày, nhưng nay chỉ 1 lần trong ngày”, Humayra Ahmed, một nhân viên ngân hàng ở Dhaka và cũng là mẹ của 2 con cho biết.

Trung Quốc cũng là nơi mà nhu cầu bột mì tăng nhanh, với mức tiêu thụ năm 2014 đạt kỷ lục 118 triệu tấn. Cùng với những kỷ lục về tiêu thụ pizza và mì, nhu cầu bánh ngọt cũng đang tăng rất nhanh.

“Đó là đặc trưng của lối sống, người dân nay thường xuyên sử dụng bánh ngọt và cà phê trong các cuộc trò chuyện, khi đi chơi với bạn bè…”, Linda Li, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Mintel China cho biết.

Sản lượng thấp

Sản lượng lúa mì ở một số nước châu Á còn khá thấp. Sản xuất của Hàn Quốc chỉ đáp ứng được khoảng 1/2 mức tiêu thụ, còn lại phải nhập khẩu. Australia, Nga, Ucraina, Canada, Mỹ và châu Âu là những thị trường được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng tăng tiêu thụ bột mì ở châu Á, với tổng xuất khẩu của nhóm này tăng 40% kể từ 2005. Vậy liệu các nước xuất khẩu, như Australia chẳng hạn, có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của các nước châu Á trong tương lai?

“Khi theo dõi mức tiêu thụ lúa mì ta thấy khoảng chênh lệch lớn giữa tăng trưởng tiêu thụ loại ngũ cốc này so với gạo. Chúng tôi cần sản lượng hàng năm cao kỷ lục mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu”, Ole Houe, nhà phân tích đồng thời là nhà môi giới thuộc IKON Commodities ở Sydney cho biết.

Lúa gạo ĐBSCL đang lên cơn sốt

Vân Chi

Theo InfoNet/Reuters

-->Đọc thêm...

Xuất khẩu cà phê trước áp lực cạnh tranh giá

Xuất khẩu cà phê trước áp lực cạnh tranh giá

Dự báo trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê sẽ tăng so với những tháng trước đó, đạt bình quân khoảng 143 nghìn tấn/năm. Năm 2015, xuất khẩu cà phê sẽ đạt khoảng 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỉ USD, giảm khoảng 17,2% về lượng và 21,3% về giá trị so với năm 2014.

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết, khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng ước đạt 969 nghìn tấn, trị giá đạt 1,98 tỉ USD. So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu giảm 30,5%, trị giá giảm 31,6%.

Những tháng cuối năm là những tháng vào vụ của mặt hàng cà phê. Theo dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 sẽ không thấp hơn vụ trước. Trong khi đó, tồn kho cà phê còn khá lớn (khoảng 400-500 nghìn tấn) do nông dân vẫn đang giữ hàng chờ giá cao hơn.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết "khó khăn lớn nhất đối với ngành hàng cà phê hiện nay là tỉ giá đồng tiền Việt Nam giảm không đáng kể, trong khi đó, nước cạnh tranh thị trường xuất khẩu cà phê với Việt Nam là Brazil thì giảm rất nhiều (tới 70%). Do đó, cà phê của Brazil được bán ra ồ ạt, còn chúng ta thì bán không được. Hiện tại chúng ta bước vào vụ mới rồi nhưng tồn kho vẫn còn nhiều".

Tuy nhiên, theo ông Nam một lý do khiến xuất khẩu giảm, cũng như tồn kho nhiều là do người nông dân Việt Nam quyết tâm giữ hàng, chờ giá lên. Ngay từ đầu người dân vẫn giữ ở mức giá 40.000 đồng/kg, đây là mức giá mang lại hiệu quả trong nhiều năm nay, nhưng sau đó, do bán không được, đến nay xuống đến giá khoảng 36.000 đồng/kg cà phê nhân xô.

Ông Nam cho biết, kinh nghiệm ngành hồ tiêu cho thấy, khi hợp tác được với các nước xuất khẩu có thị phần lớn thì sẽ giữ được ở mức giá cao. Hiện nay, giá hồ tiêu cao hơn 5 lần so với giá thành.

Đối với ngành cà phê,Việt Nam cũng cần phải hợp tác với các nước để giữ giá được ổn định. Nhất là mặt hàng cà phê robusta, Việt Nam chiếm 60% thị trường toàn cầu, nếu chúng ta hợp tác được với hiệp hội cà phê Brazil, thì có thể giữ được giá ổn định, lâu dài.

Hạt cà phê “cõng” 17 khoản thu!

Theo Lê Anh

Chinhphu.vn

-->Đọc thêm...

Giá và sản lượng cùng giảm làm khó người trồng cà phê

Giá và sản lượng cùng giảm làm khó người trồng cà phê

Giá cà phê xuống thấp đang làm nản lòng cả người trồng lẫn doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.

Theo Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), dự báo trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê sẽ tăng so với những tháng trước đó, đạt bình quân khoảng 143 nghìn tấn/năm. Năm 2015, xuất khẩu cà phê sẽ đạt khoảng 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỉ USD, giảm khoảng 17,2% về lượng và 21,3% về giá trị so với năm 2014.

Do sản lượng cà phê Việt Nam đang ở mức thấp, 8 tháng đầu năm 2015 lượng xuất khẩu chỉ đạt 873.493 tấn với kim ngạch đạt 1,795 tỷ USD, giảm 29% về lượng và giảm 29,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, dự kiến lượng xuất khẩu 11 tháng đầu niên vụ 2014/15 chỉ đạt 1.168.816 tấn với kim ngạch đạt 2,455 tỷ USD, giảm 22,3% về lượng và giảm 19,8% về kim ngạch so với cùng kỳ vụ trước.

Trên thị trường, giá cà phê lại xuống thấp nhất trong vòng mấy năm qua. Tại thị trường trong nước, giá cà phê hồi đầu vụ ở mức 41.000 đồng/kg và xuất khẩu bán giá FOB (HCM) ở mức trên 2.000 USD/ tấn, sau đó giá liên tục giảm, tuy có phục hồi nhưng không thể lên mạnh, hiện chỉ còn quanh 36.000 đồng/kg và giá xuất khẩu chưa đến 1.700 USD/tấn.

Mức giá trên đã làm cho doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng cà phê thua lỗ. Một số nông dân đã quyết định chuyển sang trồng cây khác như tiêu, bơ, mắc ca, … Một số doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ thậm chí đã bỏ nghề kinh doanh cà phê.

Cũng theo nguồn tin từ Vicofa, thời tiết năm nay không thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê. Bên cạnh đó, giá xuống thấp và chương trình tái canh cây cà phê già cỗi vẫn đang ở mức trì trệ nên niên vụ tới 2015/16 sản lượng không thể phục hồi, thậm chí có thể còn thấp hơn vụ này .

Giá cà phê khó đạt kỳ vọng?

Hà Thắm

Theo InfoNet

-->Đọc thêm...

Chỉ có 10% cà phê Việt được tiêu thụ trong nước

Chỉ có 10% cà phê Việt được tiêu thụ trong nước

Bộ trưởng Cao Đức Phát báo cáo việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn...

Hiện nay phát triển thương mại nông-lâm-thủy sản chủ yếu tập trung vào thị trường xuất khẩu, chưa quan tâm đúng mức tới thị trường trong nước.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã nhìn nhận như vậy tại báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Con số được Bộ trưởng nêu để minh chứng cho nhận định trên là tỷ lệ tiêu thụ trong nước đối với cà phê là 10%, điều 5%, chè 50%, cao su 25%, cá tra 5-7%.

Báo cáo khái quát, hình thức giao dịch nông lâm thủy sản phổ biến là mua bán tự do, giao hàng ngay, việc mua bán hàng hóa thông qua ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân chưa phổ biến. Mua bán giao dịch qua chợ đầu mối, trung tâm giao dịch còn hạn chế.

Phần lớn hàng hóa nông lâm thủy sản được giao dịch, phân phối thông qua kênh truyền thống là các chợ. Tỷ lệ hàng hóa được giao dịch phân phối qua các cửa hàng hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại) còn thấp và chủ yếu mới tập trung tại các đô thị lớn.

Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông, lâm, thủy sản là một trong nhiều yêu cầu của Quốc hội với các vị tư lệnh ngành có liên quan, trong đó có Bộ trưởng Cao Đức Phát.

Chủ yếu tập trung vào thị trường xuất khẩu, song theo báo cáo thì xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm nông sản thô, chưa có sản phẩm nông sản mũi nhọn có giá trị gia tăng cao và thương hiệu mạnh, Bộ trưởng khái quát.

Về thị trường xuất khẩu, hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam mới chỉ tập trung vào những thị trường - ngành hàng lớn còn ít chú ý phát triển các thị trường - ngành hàng có nhiều tiềm năng.

Dẫn số liệu từ tháng 8/2013,báo cáo cho biết các thị trường lớn, truyền thống và các mặt hàng có lợi thế chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản: Mỹ (2,7%), Trung Quốc (2,4%), Nhật (1,3%); gỗ và các sản phẩm gỗ (18,7%), gạo (11,8%), cà phê (11,5%), tôm (9,5%), cao su (8%), cá tra (6,3%), hạt điều (5,9%).

Báo cáo cũng nêu một số kết quả cụ thể, như kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2014 đạt gần 30,54 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 14,35 tỷ USD, tăng 9,9%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,83 tỷ USD, tăng 17,1%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính đạt 6,56 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2013.

Đến nay đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, gồm có gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản.

Năm 2010 hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam đã chỉ có mặt ở 117 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến năm 2014 đã tăng lên là 129 quốc gia và vùng lãnh thổ, Bộ trưởng thông tin thêm.

Định hướng phát triển thị trường nông lâm thủy sản được nêu tại báo cáo là giai đoạn 2015-2020 phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 10-15%.

Vẫn lấy mốc đến năm 2020, Bộ trưởng xác định tỷ lệ hàng nông sản tiêu thụ qua hợp đồng chiếm 25-30%; tỷ trọng hàng nông lâm thủy sản qua hệ thống kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích đạt 20-30%.

Ngành nông nghiệp cũng sẽ chú trọng hơn vào phát triển thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường nông thôn (chiếm tới hơn 70% dân số và là nhóm tiêu thụ nhóm lương thực, thực phẩm gấp 1,42-1,44 lần so với thành thị), theo thông tin từ Bộ trưởng.

Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu là một trong nhiều giải pháp phát triển thị trường nông lâm thủy sản được Bộ trưởng đề cập.

Theo đó, sẽ có chính sách ưu đãi về vốn và lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu theo hướng: Mở rộng định mức vay và giãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Xem xét khoanh nợ cho các doanh nghiệp (kể cả các khoản vay từ ngân hàng thương mại).

Mặt khác, cho phép thành lập một số quỹ phát triển ngành hàng, trước mắt cho các ngành hàng chủ lực như cà phê, cá tra, tôm... để góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, báo cáo viết.

Theo Nguyên Vũ

VnEconomy

-->Đọc thêm...

10/10: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng lên 35,9 – 36,6 triệu đồng/tấn

Sáng nay (10/10), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục tăng 700.000 đồng/tấn lên 35,9 – 36,6 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 tăng liên tiếp.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 41 USD/tấn từ 1.642 USD/tấn hôm qua lên 1.683 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục tăng khá mạnh 34-41 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 41 USD/tấn lên 1.623 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 38 USD/tấn lên 1.634 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 35 USD/tấn lên 1.646 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 34 USD/tấn lên 1.665 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 3,15-3,25 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 3,15 cent/pound lên 131,6 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 3,2 cent/pound lên 134,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 3,25 cent/pound lên 136,95 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 3,2 USD/tấn lên 138,65 USD/tấn.

Giá cà phê cuối tuần tăng mạnh với giá Arabica trên sàn New York tăng hơn 20% từ mức thấp nhất giữ tháng 9 và giá Robusta tăng 8%, chủ yếu do lo ngại về thời tiết khô hạn tại nhiều vùng trồng cà phê chủ chốt như Indonesia, Việt Nam, Tây Phi và Brazil cũng như real Brazil hồi phục từ mức thấp nhất hồi tháng 9.

Real Brazil đang gây áp lực lên giá cà phê, nhất là Arabica, khi Brazil là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới vì real giảm so với USD đồng nghĩa rằng người bán sẽ chấp nhận giá bằng USD ở mức thấp hơn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 09/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 08/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 07/10/2015
-->Đọc thêm...

Giá cà phê hôm nay (12/10/2015)

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,683Trừ lùi: +60
Giá cà phêĐắk Lắk36,4000
Lâm Đồng35,6000
Gia Lai36,3000
Đắk Nông36,4000
Hồ tiêu182,000-3000
Tỷ giá USD/VND22,230+30
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê Robusta giao dịch tại London

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
11/151623+41+2.59 %11185162515841584
01/161634+38+2.38 %6792163716001600
03/161646+35+2.17 %2108164816171617
05/161665+34+2.08 %487166616361636
Đơn vị tính: USD($)/ Tấn Giá cà phê| Đơn vị giao dịch: lot = 10 tấn

Giá cà phê Arabica giao dịch tại New York

Kỳ hạnGiá Giá cà phêThay đổi% thay đổiKhối lượngCao nhấtThấp nhấtMở cửaHĐ mở
12/15131.6+3.15+2.45 %24352134.25128.95129
03/16134.9+3.2+2.43 %7759137.4132.1132.1
05/16136.95+3.25+2.43 %1188139.15133.95133.95
07/16138.65+3.2+2.36 %822141136136
Đơn vị tính: USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~= 0.45Kg | Đơn vị giao dịch: lot = 37,500 lb

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 10/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 09/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 08/10/2015
-->Đọc thêm...

13/10: Giá cà phê Tây Nguyên không đổi ở mức 35,6 – 36,4 triệu đồng/tấn

Sáng nay (13/10), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi tăng trong phiên cuối tuần qua, giao dịch không đổi ở 35,6 – 36,4 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-ca-phe-nhan

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay không đôi ở 1.683 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên cuối tuần qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục tăng nhẹ 3-6 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá không đổi ở 1.623 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 3 USD/tấn lên 1.637 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 5 USD/tấn lên 1.651 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 6 USD/tấn lên 1.671 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 2,9-2,95 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 2,9 cent/pound lên 134,5 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 2,95 cent/pound lên 137,85 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 2,95 cent/pound lên 139,9 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 2,9 USD/tấn lên 141,55 USD/tấn.

Giá cà phê tăng một phần do lo ngại về tình trạng khô hạn tại Minas Gerais – bang sản xuất cà phê hàng đầu của Brazil. Theo cơ quan dịch vụ thời tiết MDA, tuần này, tình trạng khô hạn tại Minas Gerais vẫn tiếp diễn.

Jack Scoville tại Price Futures cho biết, Minas Gerais đang ở trong tình trạng khô và nóng và các bang phía đông bắc – chuyên sản xuất Robusta – cũng đang chịu khô hạn.

Trong khi đó, các nước sản xuất khác như Indonesia và Việt Nam cũng đang hứng chịu hiện tượng thời tiết khô hạn hơn thông thường, ông Scoville cho biết.

Viện Thống kê Quốc gia Brazil (IBGE) vừa hạ dự báo sản lượng cà phê vụ mới của Brazil, giảm 2% xuống 42,8 triệu bao chủ yếu do diện tích trồng giảm 0,7% và năng suất giảm.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 12/10/2015
-->Đọc thêm...

14/10: Giá cà phê Tây Nguyên giảm xuống còn 35,3 – 36,1 triệu đồng/tấn

Sáng nay (14/10), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi đi ngang trong phiên hôm qua, đã giảm 300.000 đồng/tấn xuống 35,3 – 36,1 triệu đồng/tấn.

gia-ca-phe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 13 USD từ 1.683 USD/tấn hôm qua xuống 1.670 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt giảm.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đảo chiều giảm 13-18 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 13 USD/tấn xuống 1.610 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.619 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 17 USD/tấn xuống 1.634 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.653 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 0,1-0,15 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá giảm 0,15 cent/pound xuống 134,35 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 0,1 cent/pound xuống 137,75 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 0,1 cent/pound xuống 139,8 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 0,15 USD/tấn xuống 141,4 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica đảo chiều giảm bất chấp lo ngại về tình hình khô hạn tại một số vùng trồng chủ chốt.

Jack Scoville tại Price Futures cho biết, bang Minas Gerais tại Brazil đang phải chịu đựng hiện tượng thời tiết khô và nắng trong khi các bang phía đông bắc – chuyên sản xuất Robusta – đang bị hạn hán. Hiện chưa có dự báo nào cho thấy sẽ có mưa trong tuần này tại các vùng trồng cà phê của Brazil.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 13/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 12/10/2015
-->Đọc thêm...

15/10: Giá cà phê Tây Nguyên đảo chiều tăng lên 35,7 – 36,5 triệu đồng/tấn

Sáng nay (15/10), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi giảm trong phiên hôm qua, đã đảo chiều tăng 400.000 đồng/tấn lên 35,7 – 36,5 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-cafe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 21 USD từ 1.670 USD/tấn hôm qua lên 1.691 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt tăng.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đảo chiều tăng 18-21 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 21 USD/tấn lên 1.631 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 19 USD/tấn lên 1.638 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 18 USD/tấn lên 1.652 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 18 USD/tấn lên 1.671 USD/tấn.

Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tăng 0,25-0,35 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 0,3 cent/pound lên 134,65 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 0,3 cent/pound lên 138,05 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 0,25 cent/pound lên 140,05 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá tăng 0,35 USD/tấn lên 141,75 USD/tấn.

Về lý thuyết, real Brazil tăng 2% so với USD là lý do chính khiến giá cà phê tăng.

Bên cạnh đó, giá cà phê cũng được hỗ trợ do lo ngại về tình trạng khô hạn tại các vùng trồng cà phê chủ chốt của Brazil như Parana, Sao Paulo và Minas Gerias.

Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, Commerzbank dự đoán sản lượng cà phê của Brazil niên vụ tới có thể đạt 60 triệu bao dù vẫn thừa nhận rằng hiện tượng thời tiết hiện nay lại khô hạn.

Dù hạ dự đoán giá cà phê Roubsta trên sàn London giảm 50 USD/tấn trong quý IV/2015 xuống 1.700 USD/tấn và xuống 1.750 USD/tấn trong quý I/2016, song viễn cảnh giá của Commerzbank vẫn cao hơn dự đoán của giới đầu tư.

Commerzbank cũng dự đoán sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam chỉ đạt 27,5 triệu bao, giảm so với 29-30 triệu bao dự báo trước đó, do thời tiết khô hạn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 14/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 13/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 12/10/2015
-->Đọc thêm...

16/10: Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng lên 36,3 – 37,1 triệu đồng/tấn

Sáng nay (16/10), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục tăng 600.000 đồng/tấn lên 36,3 – 37,1 triệu đồng/tấn.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

gia-cafe

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 36 USD từ 1.691 USD/tấn hôm qua lên 1.727 USD/tấn.

Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York diễn biến trái chiều.

Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục tăng 24-36 USD/tấn.

  • Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 36 USD/tấn lên 1.667 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 23 USD/tấn lên 1.661 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 24 USD/tấn lên 1.676 USD/tấn;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá tăng 24 USD/tấn lên 1.695 USD/tấn.

Thị trường New York: Trái với diễn biến của sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 0,95-1,05 cent/pound.

  • Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá giảm 0,95 cent/pound xuống 133,7 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 0,95 cent/pound xuống 137,1 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 1,05 cent/pound xuống 139 cent/pound;
  • Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 1 USD/tấn xuống 140,75 USD/tấn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 9 đạt 1,45 triệu bao, thấp hơn kỳ vọng. Như vậy, xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2014-2015 (tháng 10-tháng 9) đạt 21,02 triệu bao, giảm 21,6% so với niên vụ trước.

Kết quả xuất khẩu thấp hơn kỳ vọng chủ yếu do hiện tượng kháng giá tại thị trường nội địa Việt Nam, khiến lượng cà phê lưu kho lên đến 6 triệu bao, trong khi niên vụ 2015-2016 sản lượng cà phê được dự đoán đạt 28 triệu bao.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

  • Thị trường cà phê ngày 15/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 14/10/2015
  • Thị trường cà phê ngày 13/10/2015
-->Đọc thêm...